Đồng Tháp: Phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử tại Lai Vung
Huyện Lai Vung được biết đến là cái nôi của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử của tỉnh Đồng Tháp. Việc mở lớp dạy đờn ca tài tử cho người dân tại các xã, thị trấn được huyện Lai Vung quan tâm và khuyến khích.
Cô bé “giữ lửa” đờn ca tài tử
Xuất thân trong gia đình thuần nông, không ai theo nghiệp ca hát nhưng em Lâm Thị Huỳnh Như, học sinh lớp 8 - Trường THCS Long An (TX. Tân Châu, An Giang) đã sớm bộc lộ năng khiếu bằng chất giọng thiên phú khi mới 7 tuổi. Giờ đây, ngoài những buổi học trên lớp, Huỳnh Như thường xuyên tham gia ca hát trong các hội thi, liên hoan, văn nghệ, cưới hỏi… Em là một trong những gương mặt trẻ đam mê bộ môn đờn ca tài tử ở quê lụa Tân Châu.
Kết thúc Liên hoan Đờn ca tài tử tại Cần Thơ
Liên hoan đã thật sự đưa nghệ thuật Đờn ca tài tử lên sân khấu truyền thống phục vụ công chúng.
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử, nơi người dân thỏa niềm đam mê
Có mặt trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử của ấp 1, xã Mỹ Hòa (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) chúng tôi mới cảm nhận hết sự cởi mở, thân tình của người dân nơi đây. Thanh niên, phụ nữ, người lớn tuổi cùng nhau giao lưu, ca hát làm cho tình làng, nghĩa xóm càng thêm thắm đượm.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, từ nhu cầu của cộng đồng, phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam - vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường.
Đưa đờn ca tài tử lên sóng truyền hình quốc gia
Không gian của đờn ca tài tử (ĐCTT) trải dài trên 21 tỉnh, thành phố Nam bộ. Nhưng ở vùng đất gần cuối trời Nam - Bạc Liêu lại có sức hút rất riêng về cách gìn giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này. Sắp tới, khán giả cả nước sẽ biết đến quê hương bản Dạ cổ hoài lang nhiều hơn khi bộ phim tài liệu về ĐCTT được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Dấu ấn tại liên hoan không gian đờn ca tài tử đầu tiên cấp tỉnh
Liên hoan không gian đờn ca tài tử (ĐCTT) năm 2014 tỉnh Đồng Tháp lần đầu tiên được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Liên hoan có sự tham gia của gần 170 nghệ nhân, với 68 tiết mục của 11 đội ĐCTT đại diện cho 10 huyện, thị, thành trong tỉnh.
Nhạc cổ sống dậy ở Tân Châu
Không hề mai một như nhiều nơi ở miền Tây Nam Bộ, âm nhạc cổ truyền ở Tân Châu (An Giang) có một sức sống mãnh liệt và có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng.
Đờn ca tài tử - Muốn bảo tồn, hãy gửi hồn cho thế hệ trẻ
Đờn ca tài tử Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thế nhưng, trong đời sống hiện đại, loại hình nghệ thuật này dường như đang thiếu cơ hội để đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. “Muốn bảo tồn, hãy gửi hồn cho thế hệ trẻ”, đó là lời chia sẻ của TS Mai Mỹ Duyên khi nói về thực trạng bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay.
Ông Lâm Quốc Thanh: Giữ hồn cho tiếng đờn kìm
Xuất thân trong 1 gia đình có cha theo nghiệp đờn ca tài tử (ĐCTT), ông Lâm Quốc Thanh (ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) đã gắn bó với cây đờn kìm mấy chục năm qua. Hiện ông tham gia sinh hoạt CLB ĐCTT huyện Chợ Gạo và CLB ĐCTT ấp Long Mỹ (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho). Ông có ngón đờn “ngọt lịm”, dễ dàng “níu chân” những ai đam mê nghệ thuật ĐCTT.
Đờn ca tài tử Nam bộ: Bảo tồn từ bản sắc
“Bàn về giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) tại TPHCM” là chủ đề buổi tọa đàm do Trung tâm Văn hóa TPHCM - Sở VH-TT TPHCM tổ chức. Nhiều ý kiến đóng góp xác đáng và thiết thực của các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa đã được nêu ra. Đúng 1 năm sau sự kiện nghệ thuật ĐCTT Nam bộ được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giải Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu lần VI: Sức hấp dẫn từ nửa chặng đường
Trải qua hơn nửa chặng đường, Giải Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu lần VI đã trở thành sân chơi hấp dẫn, thu hút đông đảo giới mộ điệu gần xa đến thưởng thức, cổ vũ cho các thí sinh dự thi. Tại giải này, nhiều tài năng trẻ đã lộ diện và cống hiến cho hội thi những màn trình diễn đặc sắc.
16 câu lạc bộ đờn ca tài tử thi tài "Hội ngộ tài tử phương Nam"
Chiều 7-12, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM tổ chức khai mạc vòng chung kết chương trình Hội ngộ tài tử phương Nam năm 2014, với sự tham gia thi tài đờn – ca của hơn 100 tài tử thuộc 16 câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử được tuyển chọn từ 32 CLB thi vòng bán kết.
Nghệ nhân Vĩnh Long
Bên cạnh đờn ca tài tử, Vĩnh Long đặc biệt có nhiều nghệ nhân nổi danh ở thể loại tuồng cổ hát bội và phong phú ở nhiều lĩnh vực như: diễn xuất, trình diễn nhạc cụ, sáng tác, may trang phục tuồng,... Do đó, trong đợt đề nghị phong tặng nghệ nhân ưu tú lần này, có nhiều nghệ nhân hát bội, phần nhiều đều tuổi đã cao.