Du lịch cộng đồng và "phím đờn, câu hát"
Là bộ môn nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của thế giới, đờn ca tài tử (ĐCTT) ở tỉnh Vĩnh Long đã và đang được bảo vệ, trong đó, “phím đờn, câu hát” đang gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà…
“Tình sử” Cao Văn Lầu
Năm 2009, tỉnh Bạc Liêu kết hợp cùng tỉnh Long An, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức trọng thể kỷ niệm 70 năm ra đời bài “Dạ cổ hoài lang” (ca vọng cổ) tuyệt tác của sân khấu cải lương Nam bộ với chương trình mít-tinh, hội thảo và biểu diễn nghệ thuật tầm vóc quốc gia… Bài “Dạ cổ hoài lang” cũng chính là “Tình sử” Cao Văn Lầu, câu chuyện tình làm nên bài ca bất hủ.
Đờn ca tài tử Bình Dương sẽ phát triển bền vững
Nhằm ôn lại những thành tựu trong thời gian qua, định ra những phương hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Bình Dương trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương (VH-TT&DL) và trường Đại học Trà Vinh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học ĐCTT Bình Dương - viên ngọc sáng của âm nhạc cổ truyền Nam bộ.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị đờn ca tài tử
Những năm qua, BR-VT đã nỗ lực duy trì, phát triển nhiều sân chơi đờn ca tài tử (ĐCTT). Qua đó, từng lời ca, giai điệu của ĐCTT sâu lắng, ngọt ngào mà da diết, đã đi vào lòng người từ các sân khấu phong trào đến chuyên nghiệp.
Giao lưu đờn ca tài tử Cần Thơ – Sóc Trăng
Sáng 19-3-2017, tại Nhà văn hóa phường An Phú, quận Ninh Kiều, CLB Tao Đàn Cầm Thi Các (thuộc Trung tâm Văn hóa – Thể dục Thể thao quận Ninh Kiều) tổ chức buổi giao lưu đờn ca tài tử (ĐCTT) giữa những người yêu ĐCTT của TP Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Mộc mạc những âm điệu ngũ cung ở Bình Thuận
Mặc dù không phải là vùng đất sản sinh ra đờn ca tài tử (ĐCTT), nhưng nghệ thuật độc đáo này lại gắn bó với người dân Bình Thuận từ rất lâu đời. Với sự mộc mạc trong thanh âm của ngũ cung, ĐCTT ở Bình Thuận còn gói ghém cả những sắc thái buồn vui trong lao động, những thăng trầm thời cuộc theo từng lời ca của Nam ai, Vọng kim lang, Phụng hoàng...
Đồng Nai - Nỗ lực tạo dấu ấn riêng cho đờn ca tài tử
Tỉnh Đồng Nai cùng với 20 tỉnh, thành khác của cả nước có đóng góp tích cực trong việc lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hạnh phúc khi được góp sức, Đồng Nai đã và đang nỗ lực để loại hình nghệ thuật này “bay cao, bay xa”, cũng như dành trọn “chỗ đứng” trong tim người dân Đồng Nai nói riêng, người dân Việt Nam nói chung với những nét đặc trưng riêng của mình.
Đờn ca tài tử Bình Dương - viên ngọc sáng của âm nhạc cổ truyền Nam bộ
Sáng 16-3, tại Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Bình Dương và trường Đại học Trà Vinh đã phối hợp tổ chức Hội thảo Đờn ca tài tử Bình Dương viên ngọc sáng của âm nhạc cổ truyền Nam bộ.
Làn gió mới đờn ca ở Ninh Thuận
Tuy là một tỉnh duyên hải nằm ở cực Nam Trung bộ, nhưng với niềm đam mê và quyết tâm phát huy những giá trị tuyệt vời của bộ môn nghệ thuật di sản, Ninh Thuận đã góp thêm cho đờn ca tài tử (ĐCTT) những làn gió mới rất thú vị.
Tây Ninh - Sức sống vững bền của đờn ca tài tử
Trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt trong quá khứ hay những cuộc hội nhập nhiều loại hình âm nhạc hiện đại hôm nay, đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Tây Ninh vẫn duy trì với một sức sống vững bền, góp phần tạo nên những sân chơi lành mạnh, bồi dưỡng niềm đam mê âm nhạc truyền thống với những giá trị nghệ thuật hết sức độc đáo này trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếng vang đờn ca tài tử ở thành phố mang tên Bác
Vinh dự là nơi tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những năm gần đây, TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị ĐCTT Nam bộ. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội, đã có nhiều hoạt động cụ thể được triển khai thực hiện, góp phần tạo tiếng vang cho ĐCTT ở thành phố mang tên Bác.
Dòng chảy đờn ca tài tử ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Không phải là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) nhưng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phong trào ĐCTT đã phát triển, lan tỏa sâu rộng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Cùng với niềm đam mê của các nghệ sĩ, ngành văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp phát huy giá trị của ĐCTT để xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trà Vinh - Vang mãi lời ca, tiếng đờn
Nhắc đến đờn ca tài tử (ĐCTT) người ta nghĩ ngay đến xứ miệt vườn, đến vùng đất phương Nam. Đây là thể loại “thính phòng” đặc thù của miền Nam, cũng như Ca trù của miền Bắc và Ca Huế của miền Trung. Với người dân Nam bộ, ĐCTT đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời. Riêng Trà Vinh, để loại hình nghệ thuật này “sống” mãi, địa phương liên tục tổ chức liên hoan, gắn phục vụ ĐCTT tại các điểm du lịch và đa dạng các hoạt động bảo tồn, phát triển.
Đắm say những điệu đờn ca ở Kiên Giang
Kiên Giang là một điểm đến vô cùng thú vị đối với những du khách ưa thích một kỳ nghỉ yên tĩnh. Những hòn đảo ở đây tuyệt đẹp và vẫn giữ được vẻ hoang sơ. Đến Kiên Giang, ngoài cảnh đẹp, ẩm thực phong phú của miền sông nước thì một điều đặc biệt mà du khách không thể bỏ lỡ đó là thưởng thức đờn ca tài tử (ĐCTT). Là một trong những địa bàn phát triển ĐCTT nổi bật ở Nam bộ, đất Kiên Giang luôn làm đắm say lòng du khách bằng những điệu ĐCTT đặc trưng của vùng đất phương Nam.