Những âm điệu quê hương xứ Dừa
Trong không gian xanh của nhà vườn pha chút nắng chiều vàng ánh, giữa những đợt gió nhè nhẹ thoảng qua, tiếng đờn ca vang lên trầm bổng với những làn điệu Xàng xê, Lưu thủy trường, những Nam xuân, Tứ đại oán… làm lòng người nhẹ lại, thanh thản hơn sau những giờ làm việc hối hả, lo toan trong cuộc sống. Nhờ có những giây phút ấy mà những trái tim tài tử, những tấm lòng người mộ điệu được xích lại gần hơn, tình cảm giữa con người và nghệ thuật tài tử Bến Tre như hòa quyện sâu hơn.
Khi nhiếp ảnh hòa cùng âm nhạc ngũ cung
Tôi có một niềm đam mê đặc biệt là nhiếp ảnh. Và khi cùng các anh em trong CLB nhiếp ảnh Bình Dương thực hiện loạt ảnh về đờn ca tài tử (ĐCTT) địa phương, tôi dường như bị mê hoặc bởi những giá trị nghệ thuật quá tuyệt vời của loại hình âm nhạc truyền thống này.
Đờn ca tài tử: Sản phẩm mới cho du lịch
Bình Dương là tỉnh có nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) phát triển mạnh và hoạt động khá sôi nổi. Phát huy lợi thế đó, nhiều điểm du lịch trong tỉnh đã đưa loại hình nghệ thuật này kết hợp với du lịch. Qua tiếng đờn, lời ca góp phần giới thiệu đến du khách hình ảnh đất và con người Bình Dương.
Tài tử “thứ thiệt” của nghệ thuật đờn ca tài tử
Không phải vì nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, mà từ thuở còn thơ ấu, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã “nhiễm” từ gia đình những điệu nhạc, lời ca của âm nhạc tài tử - cải lương. Chính vì lẽ đó, trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Á thực hiện quyển sách ảnh mang tên “ĐCTT - Lời tự tình của dân tộc, quê hương” (2015).
TP.Cao Lãnh sẽ diễn ra 8 lễ giỗ các bậc tiền nhân trong năm 2017
UBND TP.Cao Lãnh vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức lễ giỗ các bậc tiền nhân trên địa bàn thành phố năm 2017.
Đờn ca tài tử Nam bộ – Báu vật đất Phương Nam
Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II- Bình Dương 2017 sẽ diễn ra từ ngày 28 - 12/04/2017 tại Bình Dương với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ – Báu vật đất Phương Nam” và bế mạc với chủ đề “Phương Nam ngày mới” có sự tham gia biểu diễn của hơn 72 nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu đến từ 21 tỉnh, thành trên cả nước.
Từ Kiên Giang hướng về Festival
Như một sự tình cờ, sau khi đọc một loạt bài chuyên đề Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ - Bảo tồn và phát triển và hướng tới Festival ĐCTT lần thứ II - Bình Dương năm 2017 mà Báo Bình Dương đã đăng, tôi cũng muốn góp phần thông tin đến chuyên mục “Trái tim mộ điệu” về không khí, chuẩn bị của các nghệ nhân tài tử Kiên Giang đang chuẩn bị hướng đến với Festival ĐCTT lần thứ II tại Bình Dương.
“Viên ngọc quý” của âm nhạc cổ truyền Nam bộ
Bình Dương là một trong những “địa danh” gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử, nhiều “nhân kiệt”, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ cũng đã xuất hiện trên vùng đất yêu thương này, tiêu biểu như: Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, cụ Sư Dung, cụ Giáo Khái, cụ Út Búng, NSƯT Nguyễn Văn Thinh, cụ Út Lăng, nhạc sĩ Ba Còn… Cũng tại đất này, năm 1924 (Giáp Tý), soạn giả Quy Sắc cất tiếng khóc chào đời tại xã Tân An, huyện Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), với tên khai sinh là Nguyễn Phú Quý.
Sức sống vọng cổ hài Thạc sĩ
Trong điệu nhạc vọng cổ, không chỉ có những lời ca mùi mẫn với những chuyện tình lâm ly bi đát làm rơi lệ biết bao người, mà có khi cười ra nước mắt với những lời ca có nội dung hài hước, làm mê mẩn người mộ điệu và được gọi là vọng cổ hài.
Điệu cổ nhạc được ưa chuộng ở Nam bộ
So với những làn điệu cổ nhạc khác thì “Vọng cổ” là làn điệu được thịnh hành trong nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Bởi chỉ có “Vọng cổ” mới hội đủ các hơi điệu: Xuân - Ai - Bắc - Oán; rồi dung nạp thêm các điệu lý, câu hò của dân ca Việt Nam. Thậm chí, một số nghệ nhân còn sáng tạo kết hợp giữa làn điệu “Vọng cổ” với một số bản tân nhạc thành một điệu ca mới gọi là “Tân cổ giao duyên” phát triển cực thịnh vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX.
Nghệ nhân tiên phong của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ
Vào ngày 5 - 12 - 2013, Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là thành quả do nhiều thế hệ nghệ nhân (bao gồm những nghệ nhân đã mất và đang hoạt động) vun đắp, trong đó có công đóng góp của cố Nghệ nhân dân gian (NNDG) - nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người mà nhạc giới tài tử thường gọi ông với cái tên kính mến là cụ Ba Đợi và tôn vinh là một trong những nghệ nhân tiên phong của di sản “đặc thù” vùng đất phương Nam.
Festival Đờn ca tài tử: 'Điểm hẹn' Thành phố mới
Từ ngày 8 - 12/4, các hoạt động của Festival Đờn ca tài tử toàn quốc lần thứ II sẽ diễn ra tại Thành phố mới Bình Dương, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật Đờn ca tài tử đến từ 21 tỉnh, thành trong cả nước.
Nhiều kỷ niệm đẹp với đờn ca
ĐCTT có một hấp lực mạnh mẽ, lôi cuốn khán giả mộ điệu. Và tôi cũng thực sự bị cuốn hút với chuyên đề tuyên truyền trên báo Bình Dương về ĐCTT Nam bộ trong thời gian qua.
Trung tâm văn hóa: Bảo tồn, phát huy giá trị đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử (ĐCTT) - loại hình nghệ thuật gần gũi, từ lâu đã trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của người dân Bình Dương. Để có được những sân chơi tài tử góp phần đưa nghệ thuật ĐCTT phát triển có vai trò, đóng góp rất lớn của các trung tâm văn hóa. Những người làm công tác quản lý văn hóa, làm việc không vì vật chất mà bằng tất cả tình yêu dành cho ĐCTT.