Liên hoan đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp
Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Châu Thành vừa tổ chức liên hoan đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp lần thứ XI năm 2017. 12 đơn vị là các câu lạc bộ đờn ca tài tử tại các xã, thị trấn dự thi.
Mang làn gió mới vào phong trào đờn ca tài tử
Cuộc thi sáng tác lời mới 20 bản tổ tài tử Nam bộ, bài ca vọng cổ và chặp cải lương Bình Dương năm 2017 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phát động đến nay đã chọn ra những tác phẩm xuất sắc để trao giải vào đêm bế mạc Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017…
Festival Đờn ca Tài tử quốc gia lần II - Bình Dương 2017: Tự hào với những huy chương
“Tự hào cung điệu quê hương” là chương trình tham gia Hội thi Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ Quốc gia lần thứ II của Đoàn nghệ thuật ĐCTT Bình Dương. Với sự chung tay dàn dựng công phu và biểu diễn xuất sắc của các nghệ nhân, tài tử, Đoàn nghệ thuật ĐCTT Bình Dương đã giới thiệu đến Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 những món ăn tinh thần độc đáo của địa phương và xuất sắc đoạt huy chương vàng.
Vùng đất sản sinh ra các nghệ nhân
Có thể nói sự ra đời của sân khấu Bình Dương được bắt đầu từ những ngày đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ từ khi có Đảng cho đến nay. Là công dân của Bình Dương, chúng ta có quyền tự hào với nền nghệ thuật sân khấu ra đời từ rất sớm của tỉnh nhà. Tự hào về Bình Dương, chúng ta càng tự hào về danh cầm Ba Còn (huyện Dĩ An), người đã khai sinh ra dây Ngân Giang, một trong 4 loại dây của đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ ngày nay.
Để giới trẻ từng bước tiếp cận với Đờn ca tài tử
Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II-Bình Dương 2017 đã khép lại với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng và đặc biệt là lắng đọng lại trong lòng du khách cũng như người dân Bình Dương những giá trị vô hình.
Đờn ca tài tử trước nỗi lo bị “thương mại hóa”
Hiện nay, đờn ca tài tử thực sự không thể thiếu trong một tour du lịch khu vực Nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng. Điều này góp phần quảng bá trực tiếp môn nghệ thuật truyền thống đến với du khách, song cũng đặt ra nỗi lo trước nguy cơ bị “thương mại hóa”.
Người “thắp lửa” cho đờn ca tài tử Nam bộ
Tại không gian đờn ca tài tử (ĐCTT) của TP.Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Festival ĐCTT Quốc gia lần II diễn ra tại Bình Dương, chúng tôi quá đỗi ngạc nhiên với một người đàn ông có dáng vẻ nhân hậu, gương mặt hiền từ, ngồi ca “ngọt lịm” điệu Nam xuân do chính anh soạn lời. Màn biểu diễn ấn tượng của anh đã dẫn chúng tôi vào thế giới của ĐCTT. Người đàn ông đó chính là NNƯT Lê Hoàng Tấn, Chủ nhiệm CLB ĐCTT của Trung tâm Văn hóa TP.HCM, một nghệ nhân có mấy chục năm gắn bó với nhạc tài tử Nam bộ.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Nỗ lực quảng bá đờn ca tài tử
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh (ảnh) là cô gái đất Bắc nhưng có sự quan tâm đặc biệt tới đờn ca tài tử (ĐCTT). Do đó, tại Festival ĐCTT quốc gia lần II – Bình Dương năm 2017, Mỹ Linh đã đồng hành cùng với chương trình để quảng bá loại hình nghệ thuật tài tử. Nhân dịp này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với Hoa hậu Mỹ Linh…
Niềm vui của một họa sĩ về đờn ca tài tử
Vốn sinh ra và lớn lên ở làng nghề sơn mài của Bình Dương nên trong tôi luôn dạt dào những cảm xúc về nghệ thuật. Tôi đặc biệt yêu thích sự độc đáo của tranh sơn mài và các sản phẩm mỹ thuật quê mình. Nhưng khi tìm hiểu, sáng tác về đờn ca tài tử (ĐCTT), tôi lại có thêm một niềm đam mê mới.
Ai về Nam bộ mà nghe tiếng đờn...
Tiếng đờn ấy hòa cùng lời ca làm nên âm nhạc tài tử độc đáo của Nam bộ, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà thế hệ hôm nay phải giữ gìn, phát huy. Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần thứ 2 - Bình Dương năm 2017 vừa tôn vinh, quảng bá nghệ thuật ĐCTT, vừa nâng cao nhận thức, hành động của toàn xã hội trong việc bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật này.
Trao 7 huy chương vàng Đờn ca tài tử
Sau 5 ngày diễn ra Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ 2 năm 2017, tối 12-4 tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ VH - TT - DL và UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ bế mạc liên hoan với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Phương Nam ngày mới”.
Nghĩa tình phương Nam trên đất Bình Dương
Có dịp theo chân các nghệ nhân, tài tử tham gia giao lưu, biểu diễn đờn ca tài tử (ĐCTT) ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chúng tôi như càng hiểu sâu thêm về tính mộc mạc, gần gũi của bộ môn nghệ thuật này. Mỗi, tỉnh, thành phố đã để lại Bình Dương những kỷ niệm, cảm xúc đầy nghĩa tình đậm chất phương Nam.
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ với nền âm nhạc dân tộc
Với bài Dạ cổ hoài lang (sáng tác năm 1919), cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã đặt viên gạch đầu tiên cho di sản đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ. Gần một thế kỷ qua, những đồng nghiệp kế thừa của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và quần chúng lao động yêu thích âm nhạc dân tộc đã phát triển di sản này lên đỉnh cao nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ca kịch cải lương.
Hương sắc đờn ca tài tử ở Bình Dương
Trong số các tỉnh, thành phố sớm có nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) thì Bình Dương được xem là vùng đất lành của âm nhạc cổ truyền Nam bộ. Vì thế, Bình Dương đã sản sinh ra những người con ưu tú đóng góp nhiều công sức cho nền âm nhạc truyền thống độc đáo này của dân tộc. Những sáng tạo về bài bản, phong cách diễn tấu, dây nhạc, truyền dạy căn cơ… của các bậc tiền nhân đã góp phần làm cho loại hình âm nhạc này ở Bình Dương nói riêng và Nam bộ nói chung có một vị thế xứng tầm trong lịch sử văn hóa dân tộc.