Tự hào được hòa nhịp cùng đờn ca
“Trải qua nhiều vui buồn cùng đờn ca tài tử (ĐCTT) nên giờ đây trong máu huyết của mình luôn có những nhịp đập của đờn ca. Vì thế, tôi luôn hăng hái tham gia biểu diễn trong các hoạt động của Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 và càng vui mừng hơn khi Festival đã tạo nhiều ấn tượng đẹp với bạn bè khắp nơi”.
Về miệt vườn nghe Đờn ca tài tử
Phong Điền là đơn vị đoạt giải Xuất sắc toàn đoàn tại Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) TP Cần Thơ 2017 vừa qua. Những tiết mục đờn ca sâu lắng, trích đoạn cải lương giàu cảm xúc, do các nghệ nhân đến từ miệt vườn Phong Điền biểu diễn đã cuốn hút người xem. Thành quả đó là nhờ địa phương xây dựng được nền tảng vững vàng cho phong trào ĐCTT.
Kiên Giang: Tập huấn nghiệp vụ về Đờn ca tài tử năm 2017
Theo kế hoạch, từ ngày 4 - 6/8/2017, Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang sẽ tổ chức tập huấn nghiệp vụ về đờn ca tài tử năm 2017 cho người mộ điệu trong tỉnh.
<br>
Đừng làm tổn hại đờn ca tài tử
Ngoài việc phục vụ đám tiệc và đàn hát giao lưu văn nghệ, một số ban Đờn ca tài tử ở đồng bằng sông Cửu Long còn đảm đương nhiệm vụ trình diễn giới thiệu vốn âm nhạc cổ truyền Nam Bộ cho các đoàn khách du lịch từ nơi khác đến tham quan. Thế nhưng, việc khai thác Đờn ca tài tử ở các điểm du lịch còn bộc lộ nhiều bất cập, còn tồn tại nhiều vấn đề phải suy ngẫm, băn khoăn.
“Thổi hồn” vào các câu lạc bộ đờn ca tài tử
Phong trào đờn ca tài tử (ĐCTT) đang phát triển rộng khắp là chuyện đáng mừng. Song, chất lượng thật đằng sau mỗi câu lạc bộ (CLB) ĐCTT được thành lập lại là chuyện đáng quan tâm. Nếu không có luồng gió mới “thổi hồn” vào các CLB ĐCTT thì e rằng phong trào chỉ dừng lại ở tính tự phát!
Nhạc sĩ Bảy Khôi: Ngón đờn thu hút nhiều môn đệ
Nhạc sĩ Bảy Khôi lớn lên từ phong trào đờn ca tài tử (ĐCTT) của huyện Bình Chánh, TP.HCM, sử dụng thành thạo một số nhạc cụ dân tộc, nhưng sở trường vẫn là guitar phím lõm. Có thể nói, nhạc sĩ Bảy Khôi là một trong những ngón đờn guitar phím lõm tiêu biểu trong phong trào ĐCTT của TP.HCM.
Anh công nhân đam mê nhạc tài tử
“Chỉ mới học ca tài tử hơn 3 năm, nhưng càng học tôi càng yêu và đam mê”. Đó là chia sẻ của Nguyễn Văn Phương (sinh năm 1980), người đã xuất sắc đoạt giải nhất trong Hội thi Đờn ca tài tử trong thanh niên công nhân lần II năm 2017 do Thành đoàn và Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một vừa tổ chức.
Bâng khuâng một tiếng đờn...
Đó là người đàn ông nay ở tuổi 60, biết chơi 5 nhạc cụ dân tộc và có nhiều nghiên cứu khá sâu về đờn ca tài tử (ĐCTT). Ông Trần Trường Sơn kể, khi đi theo cách mạng, tổ chức phân công vào Ban an ninh của tỉnh Bến Tre. Sau mấy tháng công tác, tổ chức phát hiện ông có khiếu âm nhạc nên được cho đi để bồi dưỡng nhạc lý.
Bảo tồn đờn ca tài tử không phải bằng liên hoan, giải thưởng
Làm sao để giới trẻ say mê đờn ca tài tử Nam Bộ mới là cách bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại này
Liên hoan Đờn ca tài tử “Hoa Sen Vàng”
Trung tâm Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử thành phố năm 2017 - Giải “Hoa Sen Vàng”. Đây là dịp để hơn 300 nghệ nhân, tài tử đờn, ca của 24 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử thuộc các quận, huyện, thành phố cùng nhau giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn.
Giữ gìn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử (ĐCTT) ra đời vào cuối thế kỷ 19, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương nam. Với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường, hoạt động văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất sông nước miệt vườn này đã trở thành cốt cách của người Nam Bộ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ĐCTT vẫn tồn tại và phát triển, gắn bó mật thiết trong đời sống người dân Nam Bộ nói chung và Hậu Giang nói riêng.
Nghệ nhân tiêu biểu của nhạc tài tử Nam bộ
Trong quá trình khẩn hoang và hình thành vùng đất Nam bộ, người Nam bộ sáng tạo ra một dòng âm nhạc vô cùng đặc sắc, đó là nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT). Do mang giá trị nghệ thuật độc đáo và có tầm ảnh hưởng sâu rộng, hiện nay ĐCTT không chỉ là tài sản chung của 21 tỉnh, thành khu vực phía Nam, mà còn được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (gọi tắt là UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử
Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (5-12-2013). Đây là loại hình mang giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm qua.
Tài tử ca có duyên với các huy chương vàng
Tuy làn hơi không dày nhưng đủ ngọt ngào với những bài bản oán, Kiều Oanh đã để lại nhiều ấn tượng với đông đảo người mộ điệu gần xa. Gần đây, giọng ca ngọt ngào ấy còn ẵm thêm chiếc huy chương vàng (HCV) trong Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017.