Một thế kỷ vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn đuốc khai sáng đến người bạn đồng hành cùng dân tộc
Ngày 21 tháng 6 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho ra đời tờ báo Thanh Niên, đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo không chỉ là ấn phẩm thông tin mà còn là công cụ cổ vũ, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng. Kể từ đó, ngày 21/6 hàng năm trở thành Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, là dịp để tri ân những người làm báo đã âm thầm, kiên cường và quả cảm dấn thân trong mọi hoàn cảnh vì lý tưởng dân tộc và nhân dân.
Báo chí với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 198/2025/QH15
Báo chí là lực lượng tiên phong trong việc xây dựng hình ảnh tích cực về doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân - những người tạo ra của cải vật chất, việc làm và đổi mới công nghệ. Thông qua các chuyên mục như “Doanh nhân Việt Nam thời hội nhập”, “Khởi nghiệp 4.0”, hay các loạt phóng sự truyền hình thực tế, báo chí có thể giúp xã hội hiểu đúng - đủ - sâu về vai trò của KTTN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức, phong cách để mỗi chúng ta học tập và làm theo
Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, hiếm có một nhân cách, một con người nào để lại dấu ấn sâu sắc và toàn diện như Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.
Nhiệm vụ to lớn trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt hiện nay
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một thành tố độc đáo trong di sản văn hóa phi vật thể của người Việt, kết tinh từ truyền thống tâm linh bản địa và tư tưởng nhân văn sâu sắc, tôn vinh vai trò người phụ nữ, sự sinh sôi và bảo hộ của vũ trụ. Việc UNESCO công nhận tín ngưỡng này là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ là niềm tự hào, mà còn đặt ra trách nhiệm lớn trong bảo tồn và phát huy giá trị.
Nguy cơ rủi ro cao khi đầu tư tài sản số tại Việt Nam
Trong thời đại chuyển đổi số, tài sản số đang nổi lên như một yếu tố chủ chốt định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Tài sản số bao gồm những tài sản tồn tại dưới dạng kỹ thuật số và được xác nhận quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Điều này bao gồm tiền mã hóa (cryptocurrency), token chứng khoán (security tokens), token tiện ích (utility tokens), NFTs (token không thể thay thế) và nhiều loại tài sản số khác.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải nhất cho tác phẩm “Dấu xưa lưng chừng núi - một vùng bản sắc Ca dong” của TS. Nguyễn Đăng Vũ
Ngày 28/12/2024, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải thưởng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người truyền cảm hứng cho các thế hệ văn nghệ sĩ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một biểu tượng quân sự kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lớn, người đã đặt nền móng cho nhiều giá trị văn hóa - nghệ thuật của dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn
Hội thảo khoa học với chủ đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn” do Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức đã diễn ra thành công với tham gia đông đảo của các tướng lĩnh vực quân đội, nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, cùng đại diện từ các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp và các cơ quan báo chí. Đây là một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ khẳng định những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử dân tộc mà còn nhìn nhận sâu hơn về ông trên các lĩnh vực quân sự và văn hóa - nghệ thuật.
Cần sớm lập bảo tàng tương xứng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong cuộc đời làm báo gần 40 năm của tôi ở báo Quân đội nhân dân, tôi không thể nào quên những ngày cả Tòa soạn chúng tôi tập trung làm những số báo đặc biệt về Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi Người qua đời đầu tháng 10 năm 2013, cách đây hơn 11 năm.
Sách điện tử: Cơ hội lớn, thách thức nhiều, đâu là giải pháp?
Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ trên toàn cầu, sách điện tử (e-book) nổi lên như một xu hướng tất yếu của ngành Xuất bản. Hình thức đọc sách này không chỉ mang lại nhiều tiện ích vượt trội mà còn đang định hình lại cách con người tiếp cận tri thức. Tuy nhiên, để sách điện tử thực sự phát triển bền vững và phát huy hết tiềm năng, cần nhìn nhận sâu sắc cả về cơ hội, rào cản và giải pháp.
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu triển khai dự án Kỹ năng khí hậu - Hạt giống cho chuyển đổi xanh tại Kiên Giang
Sáng 2/12, tại tp. Rạch Giá, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) phối hợp cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Kiên Giang khởi động giai đoạn 2 của dự án “Kỹ năng khí hậu – Hạt giống cho chuyển đổi xanh” (Climate Skills - Seeds for Transition).
Bảo tồn, phát huy bản sắc Văn hoá các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Con Cuông là huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Có Quốc lộ 7A đi qua dài 32 km, có đường biên giới với nước bạn Lào dài 61,8km. Toàn huyện có 13 xã, thị trấn, có 115 thôn, bản, khối, xóm. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 174,451 ha, dân số 77.577 người, 18.396 hộ, có 7 dân tộc cùng chung sống bao gồm: Thái, Kinh, Thổ, Mường, Hoa, Nùng, Khơ Mú, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 70%, dân tộc Kinh chiếm 23.9%, dân tộc Thổ chiếm 5%, các dân tộc khác chiếm 0.74%; các dân tộc Nùng, Hoa, Mường, Khơ Mú chiếm số ít (1).
Du lịch trải nghiệm bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Trong chủ trương chung đó, vấn đề gắn giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế du lịch vùng dân tộc miền núi đang nổi lên như một yêu cầu bức thiết. Bởi vì, nếu giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại Hàn Quốc: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Du lịch làng nghề truyền thống tại Hàn Quốc là một phần không thể thiếu trong bức tranh phát triển du lịch của quốc gia này. Các làng nghề truyền thống không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.