Phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử ở Vĩnh Long
Là bộ môn nghệ thuật được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, đờn ca tài tử (ĐCTT) ở tỉnh Vĩnh Long đã và đang được bảo vệ, phát huy giá trị, đưa bộ môn nghệ thuật này đến gần hơn với người dân, nhất là những người trẻ…
Sóc Trăng với “Ký ức dòng sông”
Đó là chủ đề chương trình của đoàn nghệ nhân Sóc Trăng sắp tham gia Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần II - Bình Dương 2017. Tự hào với những ký ức đẹp về dòng sông trăng (tên gọi xưa của Sóc Trăng là Nguyệt Giang), những nghệ nhân đờn ca tài tử (ĐCTT) hôm nay đang từng bước lan tỏa giá trị độc đáo của loại hình nghệ thuật này.
Chuyện đờn ca ở đất sen hồng
Đồng Tháp, vùng đất sen hồng thơ mộng và lãng tử. Đất và người Đồng Tháp chân chất, mạnh mẽ, khẳng khái, nhưng “thuần khiết như hồn sen”. Trong không gian hữu tình ấy, cùng lắng nghe những giai điệu mượt mà, cùng chiêm nghiệm những câu chuyện đờn ca của các cán bộ, nghệ nhân đờn ca tài tử (ĐCTT) Đồng Tháp, chúng tôi như hiểu thêm về sự quan tâm đầu tư nhằm giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này của các cấp lãnh đạo địa phương.
Hậu Giang - Lưu truyền và phát triển
Cũng như nhiều tỉnh, thành Nam bộ khác, đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Hậu Giang hình thành và phát triển sớm. Sự tồn tại đó khẳng định bằng việc số lượng người chơi ngày một nhiều, dưới hình thức các câu lạc bộ (CLB). Nhiều người ưa thích bộ môn này còn tập hợp lại với nhau vào những tối rảnh rỗi để cùng hòa đờn, hòa ca, xua tan những mệt nhọc, tiếp thêm sức mạnh bước tiếp trong cuộc sống…
Dòng chảy đờn ca tài tử ở Cần Thơ
Từ xa xưa, Cần Thơ đã nổi tiếng với nghệ thuật đờn ca, trong đó nổi bật là đờn ca tài tử (ĐCTT). Nhiều năm qua, phong trào ĐCTT ở Cần Thơ phát triển khá mạnh với sự ra đời của hàng trăm câu lạc bộ (CLB), đội nhóm, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân và bảo tồn loại hình âm nhạc dân gian này.
Tiền Giang: Phát triển sân chơi đờn ca
Đờn ca tài tử (ĐCTT) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, mang dấu ấn thời mở cõi đất phương Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ĐCTT tại các tỉnh phía Nam nói chung, Tiền Giang nói riêng đã và đang hoạt động khá phong phú để “tìm lại” chỗ đứng và khẳng định giá trị của nó.
Long An “Gìn giữ hồn dân tộc”
Về Long An trong những ngày đầu xuân Đinh Dậu 2017, dưới mái đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước), chúng tôi đã có dịp hòa mình vào những cung bậc đờn ca của Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Huyện ủy, UBND huyện Cần Đước tổ chức.
<br>
<br>
Bạc Liêu “Giữ mãi hồn quê”
Là tỉnh đăng cai tổ chức Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia (gọi tắt là Festival) lần đầu tiên và gặt hái những thành công được công chúng gần xa ghi nhận, Bạc Liêu đang tích cực các bước chuẩn bị, đầu tư chiều sâu các nội dung tham gia Festival lần này.
Những danh ca, danh cầm của Bạc Liêu
Vùng đất Bạc Liêu không chỉ có những tác phẩm quan trọng, có thể nói là làm thay đổi cả bộ mặt của đờn ca tài tử (ĐCTT) và cải lương Nam bộ, mà nơi đây còn có nhiều danh cầm, danh ca tên tuổi của họ đã vang xa đến nhiều nơi trong cả nước.
Bản Dạ cổ hoài lang và những điều chưa biết
Bên cạnh những công trình được xây dựng mang đậm nét văn hóa phương Nam như: Quảng trường Hùng Vương có cây đờn kìm khổng lồ, Nhà hát ba nón lá, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu… chúng tôi còn đặc biệt ấn tượng với những giai điệu tỉ tê của bản “Dạ cổ hoài lang” (DCHL) trong các xe taxi chở khách dạo quanh TP.Bạc Liêu. Qua đó cho thấy, ý thức bảo tồn ĐCTT Nam bộ và sự tôn sùng của người dân Bạc Liêu đối với bài ca “vua” này.
Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 2
Bộ VH-TT-DL vừa phê duyệt kế hoạch tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 2 năm 2017.
Ông Cao Văn Lầu và những giai thoại
Trong chuyến công tác tại Bạc Liêu, phóng viên Báo Bình Dương may mắn được gặp nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận, người có thể được xem là “chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về đờn ca tài tử (ĐCTT) Bạc Liêu và Nam bộ”. Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận đã khái quát rằng: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu có cuộc đời thật kỳ lạ, có những chuyện đã trở thành giai thoại lưu truyền. Nhìn về quá khứ, nhớ về những người có công rất lớn trong việc đặt nền tảng cho ĐCTT cũng là cách để chúng ta biết ơn cội nguồn văn hóa nghệ thuật của dân tộc…
Đờn ca tài tử - Gìn giữ và phát triển trên đất Bình Dương
Đờn ca tài tử (ĐCTT) luôn có sức hút mãnh liệt đối với người dân Nam bộ. Bao thế hệ đã và đang xem ĐCTT như là món ăn tinh thần không thể thiếu và luôn nâng nó lên tầm của sự hào sảng trong cảm xúc mộc mạc, đầm ấm, chân tình của người Nam bộ. Cũng bị cuốn hút bởi những giai điệu chân phương, mộc mạc, gần gũi nhưng không kém phần ngọt ngào và tinh tế của ĐCTT, chúng tôi đã tìm đến với những người đang góp sức mình vào việc bảo vệ, phát triển và trao truyền bộ môn nghệ thuật dân tộc này.
Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử
Tiếp sau Bạc Liêu, Cà Mau, Bình Dương..., Đồng Nai đã xây dựng một chương trình hoạt động có tầm nhìn khá xa về nghệ thuật đờn ca tài tử thông qua đề án của UBND tỉnh về “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.