Khám phá quê hương của đờn ca tài tử
"Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu/ Như sống lại hồn Cao Văn Lầu...". Không biết từ khi nào, câu ca ấy như sống trong lòng tôi, để rồi một ngày đầu tháng 10, chúng tôi đã làm chuyến hành trình về với vùng đất được mệnh danh là quê hương của đờn ca tài tử.
Học sinh mê mẩn nghe hát chèo, đờn ca tài tử
Ngày 14 - 11, lần đầu tiên, hơn 2.000 học sinh Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM đã có một ngày trải nghiệm vô cùng thú vị và bổ ích với các loại hình âm nhạc tại ngày hội âm nhạc truyền thống “Tiếng quê hương”.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.
5,7 tỉ đồng để bảo tồn và phát huy Đờn ca tài tử ở Cần Thơ
UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ tại TP Cần Thơ, giai đoạn 2016-2020".
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ấp Bình Linh góp phần giữ gìn di sản văn hóa
Câu lạc bộ (CLB) Đờn ca tài tử (ĐCTT) ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh là nơi giao lưu, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, góp phần vực dậy phong trào ĐCTT trong thời gian qua.
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử
Được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, trên cơ sở nhạc lễ (Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn) nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) không ngừng được sáng tạo bởi tính “bình dân và ngẫu hứng” của người dân Nam bộ. Kết hợp giữa âm nhạc miền Trung và miền Nam, do đó ĐCTT Nam bộ vừa mang tính bác học vừa mang tính bình dân.
CLB đờn ca tài tử, cải lương huyện Chơn Thành - Tạo sân chơi văn hóa bổ ích
Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) hình thành từ bao đời nay, lan tỏa trong cộng đồng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân Nam bộ. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay ĐCTT đã được khẳng định và trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ở Chơn Thành, ĐCTT ngày càng phát triển, lan tỏa rộng khắp trong đời sống văn hóa cộng đồng với 3 câu lạc bộ (CLB). Nổi bật là CLB ĐCTT, cải lương huyện Chơn Thành, nơi gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đờn ca tài tử - cải lương đang dần trẻ hóa
Thu hút hơn 150 nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ 13 nhóm đờn ca tài tử - cải lương ở một số địa phương trong tỉnh về tham dự, Hội thi đờn ca tài tử - cải lương lần thứ 4 năm 2016 đã mang một sức sống mới, một hơi thở mới - hơi thở của những giá trị văn hóa truyền thống được vun đắp bằng đam mê và trẻ hóa.
Gần 50 năm gắn bó với đờn ca tài tử
62 tuổi đời, gần 50 năm gắn bó với đờn ca tài tử, nghệ nhân Nguyễn Minh Lời, phường 6, thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) không chỉ là một trong những bậc thầy lĩnh vực đờn ca tài tử của tỉnh Bến Tre mà còn đào tạo nhiều thế hệ học trò cho địa phương.
Khai mạc Hội thi Đờn ca tài tử cải lương tỉnh Bình Thuận 2016
Tối 18/10, tại Liên đoàn Lao động tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Đờn ca tài tử cải lương tỉnh Bình Thuận lần IV – 2016. Đến dự có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, Giám đốc Công an tỉnh, ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các ban ngành cùng đông đảo nhân dân Phan Thiết yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử.
<br>
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử
Trong thời gian tới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 đạt chất lượng và hiệu quả.
Mang đờn ca tài tử đến với Chợ nổi Cái Răng
Từ khi Văn hóa Chợ nổi Cái Răng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, quận Cái Răng nói riêng và TP Cần Thơ nói chung có nhiều hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy di sản này. Trong đó, việc tổ chức phục vụ đờn ca tài tử (ĐCTT) trên Chợ nổi Cái Răng là mô hình mới, góp phần tạo nên thêm nét đặc sắc cho chợ, được các thương hồ và du khách yêu thích.
Phát hành bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam.
Về Bạc Liêu nghe Dạ cổ hoài lang
Đến Bạc Liêu, thăm Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và thắp nén hương thành kính tưởng nhớ cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nơi đây trở thành địa chỉ tham quan quen thuộc cho du khách và những người mộ điệu đờn ca tài tử - văn hóa đặc sắc của nghệ thuật Nam bộ.