Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phát hành bộ tem “Đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, gồm 3 mẫu tem và 1 bloc tem, giới thiệu nét đặc trưng văn hóa dân gian vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 1 là không gian trình diễn tại miệt vườn; mẫu 2 là không gian trình diễn trên sông nước; mẫu 3 là không gian trình diễn ở đình chùa; bloc tem là không gian trình diễn ở sân nhà. Các mẫu tem là sự lựa chọn, giới thiệu trang phục và các loại nhạc cụ đặc trưng như: áo bà ba đen, khăn rằn; Tranh, sáo, nguyệt, nhị, đàn bầu, ghi ta phím lõm và đàn tì bà.
Bloc của bộ tem
(Theo ICTPress)