Đợt này, tỉnh Long An là địa phương có số lượng di sản được công nhận nhiều nhất cả nước với 5 di sản gồm: Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ), Lễ hội Vía Bà Ngũ hành (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc), Lễ Làm chay (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành), Nghề dệt chiếu lác (3 huyện: Cần Đước, Bến Lức và Tân Trụ), Tục cúng Việc lề (toàn tỉnh Long An).
Ngoài ra, Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) và Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) cũng được công nhận DSVHPVTQG đợt này. Đây là các lễ hội và làng nghề truyền thống có giá trị lịch sử, văn hóa, cần gìn giữ, bảo tồn.
Như vậy, sau 8 đợt công bố danh mục, cả nước hiện có 95 DSVHPVTQG; trong đó, khu vực ĐBSCL có 13 di sản.