Nỗ lực bảo tồn kho di sản
Hà Nội sở hữu 5.922 di sản vật thể và 1.793 di sản phi vật thể. Đây là con số mới nhất được cập nhật trong các đề án tổng kiểm kê di sản Hà Nội, được công bố trong Lễ kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam sáng 22/11.
Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Trong những năm gần đây, quận Liên Chiểu quan tâm, khuyến khích các địa phương, nhân dân khôi phục, nâng cấp quy mô tổ chức và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống và các giá trị văn hóa phi vật thể khác nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.
Thanh Hóa: Hang Con Moong đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt
Ngày 23/11, tại huyện Thạch Thành và huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong và các di tích phụ cận, đồng thời công bố tuyến du lịch cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao.
10 di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Việt Nam
Với kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 10 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh.
Chiêm ngưỡng 200 linh vật Việt tại Bảo tàng Hà Nội
Triển lãm “Linh vật Việt” sẽ giới thiệu hơn 200 hình ảnh về linh vật Việt tại Bảo tàng Hà Nội.
Sẽ kỷ niệm 5 năm Thành Nhà Hồ được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới
Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương để Sở VH,TT&DL ban hành kế hoạch tổ chức kỷ niệm 5 năm Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
<br>
Di tích Hải Vân Quan: Của tin còn lại chút này!
Ngày 17 - 11, hai Sở Văn hóa-Thể thao thành phố Đà Nẵng và TT - Huế đã ký kết bản ghi nhớ về bảo vệ và phát huy giá trị của di tích Hải Vân Quan. Thế là bao nhiều năm chờ đợi, cuối cùng đã có một tín hiệu tích cực để bảo vệ Hải Vân Quan đang xuống cấp nghiêm trọng.
Bảo tồn nhà cổ: Đến lúc phải làm chứ không chỉ nói
Sự dùng dằng giữa bảo tồn và xây mới vẫn chưa có hồi kết, nhiều nhà cổ trăm năm tuổi đã thành nhà hoang giữa lòng thành phố.
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Những huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích về công cuộc dựng nước và giữ nước, những sự kiện, nhân vật, chiến công lịch sử oai hùng và bi tráng vẫn luôn sống mãi trong tâm thức của người tỉnh Thanh. Truyền thống đó được hun đúc, khơi dậy đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng, tiềm năng của vùng quê “địa linh nhân kiệt” trong công cuộc bảo vệ, dựng xây đất nước theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Đón nhận bằng di tích cấp tỉnh ở Đình Thần Thanh An
Vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH - TT&DL) phối hợp UBND huyện Hớn Quản tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Đình thần Thanh An.
Chè Lũng Phìn cần được bảo tồn
Chè cổ thụ Shan tuyết Lũng Phìn (Đồng Văn) đã từ lâu được mệnh danh là “đệ nhất trà” bởi hương vị độc đáo, khác biệt riêng có của nó. Qua năm tháng, nhiều cây chè cổ Lũng Phìn đang có dấu hiệu của sự già cỗi, sản lượng thu hái thấp do tập quán canh tác của người dân. Trên địa bàn xã, đã xuất hiện một số cơ sở, hộ dân thu mua chè từ các vùng lân cận hoặc từ nơi khác về chế biến, đóng gói bán với nhiều mức giá khác nhau. Điều này đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền địa phương cần có giải pháp bảo tồn, bảo vệ thương hiệu chè cổ Lũng Phìn.
An Giang: Xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa thế giới cho Di tích Óc Eo - Ba Thê
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương "Đầu tư Dự án Khu di tích Óc Eo (đầu tư bổ sung một số hạng mục)" tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đưa vào danh mục kiểm kê thường xuyên 61 di tích trên địa bàn Đắk Lắk
Ban quản lý di tích tỉnh cho biết, các cơ quan và ban, ngành chức năng vừa hoàn thành đợt khảo sát mới nhất (từ đầu tháng 8 đến tháng 11 - 2016) để đưa vào danh mục kiểm kê thường xuyên đối với 61 di tích trên địa bàn Đắk Lắk.
An Lão giữ gìn văn hóa truyền thống của người Bana
Cộng đồng Bana sinh sống ở huyện An Lão còn khá nhiều. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc Bana, đáng kể nhất là trang phục, dân ca và trình tấu cồng chiêng.