Đền Nưa được xây dựng vào những năm 1909 theo kiến trúc thời Nguyễn và được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1999. Kiến trúc cảnh quan của Đền được bố cục thành 3 khu: khu quần thể di tích,khu dịch vụ và khu dân cư.
Khu 1 là khu quần thể di tích là toàn bộ những thung lũng bao gồm quần thể di tích và cảnh quan đồi núi xung quanh là không gian chính của di tích với diện tích là 562.123 m2
Hệ thống các đền thờ là đối tượng chính trung tâm của toàn bộ khu di tích. Với hệ thống các di tích cụ thể như:
Đền Trình – Đền thờ Cô Ba ( nữ tướng Nàng Ba) đây là ngôi Đền nằm khá xa khuôn viên chính của khu di tích. Để lên với ngôi đền nay ta phải đi qua một con suối, xung quanh bờ suối là hàng cây xanh được mọc tự nhiên.
Đền Mẫu Nghi Thiên Hạ Phủ Na – Đền thờ chính trung tâm ( thờ Bà Triệu, Thánh mẫu Liễu Hạnh). Đây là ngôi đền chính và trung tâm của khu di tích đền Nưa, là điểm nhấn trong tâm của toàn cảnh không gian kiến trúc cảu quần thể di tích lịch sử danh thắng. Đền được xây dựng trên nền đát rộng và bằng phẳng, ở giữ sân là trụ hóa vàng bằng đá tự nhiên, tích xưa kể lại trụ đá này chính là trụ đá khi di tích bị tàn phá, người dân thấy trụ đá to và có hình cột nên đã lấy làm bia đá để thờ, sau đó trụ đá lỏm dần và rổng trong ruột được người dân lấy làm nơi hóa vàng và dâng hương. Duy nhất chỉ có ngôi đền này là được xây theo kiểu đình làng ngày xưa của người Việt Nam, có mái cao và không gian khá thấp.
Đền Đức Ông ( thờ Triệu Quốc Đạt) đây là ngôi đền mà ta bắt gặp đầu tiên khi đi từ cổng chính vào. Đền được xây dựng trên nền đất cao hơn so với đường đi lối lại xung quanh khuôn viên di tích. Đền Đức Ông được xây theo kiểu mặt hướng về hướng đông nam, 2 gác và 8 mái, trên những đầu mái sẽ có 8 con rồng. Trên cùng mái của ngôi đền là hình ảnh của chiếu thư hình rồng. Từ đường chính đi lên Đền ta bắt gặp ngay hình ảnh 2 con rồng uy phong ngay trước cổng.
Đền Hoàng - thờ 12 vị Quan Hoàng ( thờ Lý Hoàng và anh em họ Lý) đây là ngôi đền được đánh giá là độc đáo nhất trong hệ thống các đền tại đây. Đền nằm cách Đền thờ Đức Ông không xa nhưng muốn tới đây dâng hương thì ta phải đi qua một cây câu bắc qua dòng chảy của thác nước. Trước đề ở 2 bên có 2 tượng lính canh gác thể hiển tính quyền uy, sự linh thiêng của ngôi đền.
Đền Cô Chín – thờ công chúa Thượng Ngàn ( thờ nữ tướng Nguyễn Thị Liễu) đây là ngôi đền cuối cùng ta bắt gặp ở hệ thống các đền ở đây. Đền được xây dựng ngay dưới chân thác nước, chính thác nước này đã làm cho không khí của ngôi đền thêm tươi mát tượng trưng cho vị Chúa thượng Ngàn. Là ngôi đền có vị trí cao nhất muốn lên với đền ta phải trải qua một quảng đường khá dài và leo lên 12 bậc cầu thang.
Giếng Tiên trên đỉnh Ngàn Nưa.
Hệ thống suối được cải tạo kè đá tự nhiên, kết hợp với trồng cây xanh và thảm cỏ....hai bên bờ. Hiện nay ban quản lý đang đưa thêm cây dào vào
Hệ thống giao thông đường đi lối lại giữa các ngôi đền được liên kết với nhau bằng đường dạo khép kín. Mặt cắt đường rộng khoảng 1,5m – 2,0m được lát đá tự nhiên hoặc gạch nung.
Khu 2 là khu vực có sau khi được trùng tu tôn tạo của Ủy ban nhân dân xã Xuân Du. Khu dịch vụ là khu vực có chức năng rất quan trọng, đảm bảo các hoạt động quản lý, trùng tu, tôn tạo, phát huy di tích và các hoạt động lễ hội, tham quan, du lịch.
Khu dịch vụ bao gồm các công trình: Nhà quản lý, đón tiếp, dịch vụ hướng dẫn thăm quan vãn cảnh, chợ thương mại, nhà hàng ăn uống, giải khát, bến bãi đỗ xe.
Khu dịch vụ được thiết kế đảm bảo công năng hoạt động, thuận tiện cho việc giao tiếp đi của khách thăm quan du lịch. Đặc biệt là khu tập kết bãi đổ xe được thiết kế có không gian rộng thoáng, lối ra vào thuận lợi không gây ách tắc giao thông trong những ngày hội.
Khu 3 cũng là khu được xây dựng sau khi trùng tu tôn tạo và hiện nay cũng đang trong quá trình cải tạo cho phù hợp với không gian cảnh quan của khu di tích, góp phần tham gia vào các hoạt động dịch vụ trong mùa lễ hội.
Giá trị lễ hội tại Đền Nưa
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về hàng vạn du khách thập phương lại hành hương đến với Phủ Na nơi có di tích Đền Nưa linh thiêng và huyền bí để đi lễ chùa đầu năm. Nhiều người đến với di tích còn không quên xin nước lộc để cầu may mắn trong năm mới.
Lễ hội Đền Nưa diễn ra từ ngày 18 – 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Trong ngày diễn ra lễ hội nhân dân trong làng dâng mâm sơn trang để tế lễ tưởng nhớ công đức của các vị tướng thần đã có công khai phá và giữ vùng đất.
Kỳ bí lễ hội đền Nưa - am Tiên.
Lễ hội Đền Nưa bắt đầu có sau tết nhưng phần chính của của lễ hội thì vẫn được diễn ra vào ngày 18 – 20 tháng Giêng hàng năm. Trong những ngày diễn ra lễ hội tại di tích Đền Nưa đã khai hội và đón rất nhiều du khách từ khắp nơi về đây dâng hương vãn cảnh chùa, ngắm cảnh làng quê vùng sơn cước và thực hiện tín ngưỡng thờ Mẫu.
Lễ hội được khai mạc rất trọng thế và trang nghiêm tại đền thờ Trần Khát Chân và kết thúc tại Đền Nưa.
(Theo langvietonline.vn)