Di tích lịch sử Trường Dục Thanh (Bình Thuận)

07/01/2017 15:13

Theo dõi trên

Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

 

 Ngọa du sào là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 là nơi Bác Hồ ở khi dạy học ở đây.

Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.


 
 Giếng nước, cây khế gắn bó với cuộc đời dạy học của Bác ở Dục Thanh, điểm chính tham quan trong khu di tích.

Khu di tích trường Dục Thanh gồm có các công trình chính: một gian nhà lớn phía trước với những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp vốn là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh.

 
Toàn cảnh Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).

Bên phải gian nhà chính là Nhà Ngư được xây dựng năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng làm nơi nội trú của học sinh. Ở dãy phía sau, Ngọa du sào là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông. Lúc ở trường Dục Thanh thầy Thành đọc sách, soạn bài ở Ngọa du sào.


 
Gian nhà lớn phía trước với những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp vốn là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh.
 
(Theo dantocmiennui.vn)

Minh Đức
Bạn đang đọc bài viết "Di tích lịch sử Trường Dục Thanh (Bình Thuận)" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.