Phát huy giá trị văn hóa - du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà
Cuối năm 2016, chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Trước đó, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng đã thông qua đề xuất với 100% phiếu đồng thuận.
Chùa Bổ Đà đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Chiều 6/3 tại Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo thông tin về lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà.
Thành Đồng Hới, chứng tích bi hùng
Trải qua hàng trăm năm tuổi, đi qua bao biến thiên, đổi dời của lịch sử, di tích Thành Đồng Hới đã ghi dấu truyền thống bi hùng của bao thế hệ người dân Quảng Bình trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Và hôm nay, công trình kiến trúc phủ màu thời gian ấy đã trở thành điểm hấp dẫn cho những ai đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất này.
Xứ quan họ còn có những ngôi chùa linh thiêng
Ngoài quan họ, những ngôi chùa ở Bắc Ninh còn là điểm đến lý tưởng của du khách.
Gìn giữ "hồn" của cồng chiêng
Năm 2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, bao gồm các yếu tố bộ phận: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng bến nước...) và những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…
Cây đa 300 tuổi được công nhận Di tích lịch sử Văn hóa Việt Nam
Nằm trong quần thể di tích Đền Quả Sơn, cây đa làng Phúc Hậu, xóm 3, xã Lam Sơn (Đô Lương) vừa được Trung ương hội Sinh vật cảnh Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa Việt Nam.
Đề nghị Văn hóa Sa Huỳnh là di tích quốc gia đặc biệt
Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa khảo cổ thuộc thời đại kim khí có hình thức táng cơ bản là mộ chum được phân bổ ở không gian khá rộng từ triền Đông của dãy Trường Sơn và vươn ra các đảo gần bờ như Phú Quý, Thổ Chu.
Phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến
Hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU, ngày 17-5-2006, của Thành ủy Hà Nội về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến (DTCMKC) đã mang lại những kết quả tích cực, sinh động và hết sức thiết thực. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, để đạt hiệu quả toàn diện, bền vững, công tác này cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn.
Bửu Hưng Tự – Ngôi chùa gắn liền với những sự kiện lịch sử mang tính trọng đại
Bửu Hưng Tự còn có tên gọi là chùa Cô Hồn nằm trên đường Phan Đình Phùng trong nội ô TP. Biên Hòa (ảnh) được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng (Quyết định số 62/QĐ.UBT, ngày 16-2-1979). Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1920, nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa, Đồng Nai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) - danh thắng nổi tiếng với núi non hùng vĩ, nhiều hang động, ngôi chùa đẹp, nếu được khai thác đầy đủ giá trị văn hóa - lịch sử, đặc biệt là giá trị văn hóa Phật giáo sẽ trở thành vùng đất đặc biệt thu hút du khách.
Tổ chức lễ hội tôn vinh tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt
Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La do UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây.
Tái hiện không gian âm nhạc cổ nơi sân đình
Bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc là quá trình làm sống lại những làn điệu tinh tế của âm nhạc truyền thống.
Hà Nam: Cần nỗ lực bảo tồn Di tích, thắng cảnh Chùa Tiên
Chùa Tiên tọa lạc trên núi Đụn thuộc thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là di tích, danh thắng nổi tiếng gắn liền với nhiều huyền tích, văn hoá và lịch sử.
<br>
<br>
Cần làm "sống lại" di tích quốc gia Căng Bắc Mê ở Hà Giang
Hoang vu, đổ nát, vắng bóng người… là cảnh tượng của Di tích lịch sử quốc gia Căng Bắc Mê (Hà Giang) sau hơn nửa thế kỷ bỏ hoang và 4 lần tu bổ tôn tạo với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng. Điều này đang đặt ra dấu hỏi lớn cho việc quan tâm và đầu tư đúng mức đối với một di tích Quốc gia như Căng Bắc Mê - nơi được xem là “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.