Nghệ An: Lễ giỗ 576 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi

02/06/2022 18:32

Theo dõi trên

Mới đây, Ban quản lý di tích đền Mai Bảng (TX Cửa Lò) tổ chức lễ giỗ Đức Thánh Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi nhân 576 năm ngày mất của ông.

124235255522-1654158043.gif
Đền Mai Bảng thờ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi tại phường Nghi Thủy (TX Cửa Lò). 

Lê Khôi là con trai của Lê Trừ, cháu ruột của Lê Lợi, người làng Nam Sơn, huyện Thụy Nguyên, trấn Thanh Hóa. Ông tham gia nghĩa quân Lam Sơn và lập được nhiều chiến công, trải qua các chức vụ: Kì lân hộ vệ tướng quân, nhập nội thiếu úy, nhập nội tư mã tham tri chính sự, đốc trấn Nghệ An và được ban tước hầu.

Năm 1446, để bảo vệ biên giới phía Nam Đại Việt, ông cùng Lê Thận, Nguyễn Xí cầm quân đánh thành Đô Bàn, bắt chúa Chiêm là Bí Cai. Trên đường trở về, ông lâm bệnh và mất ngày 3 tháng 5 (âm lịch). Nhà vua thương tiếc bãi triều 3 ngày và giao nhân dân địa phương lập đền thờ.

Năm 1463, vua Lê Thánh Tông truy phong chức nhập nội kiểm hiệu tư không bình chương sự, thủy vô mục. Năm 1487, gia phong Chiêu Trưng đại vương. Thời kỳ làm tri châu Nghệ An, Lê Khôi có công giúp dân khai hoang, lập nên nhiều làng mạc trù phú. Năm 1446, sau khi đánh tan quân Chiêm Thành, trên đường trở về, ông ốm nặng rồi qua đời, sau đó được nhân dân mai táng tại núi Long Ngâm (Thạch Hà, Hà Tĩnh) và lập miếu thờ phụng. Cư dân vùng Mai Bảng (có gốc từ làng Mai Phụ - Hà Tĩnh), sau khi di cư đến làng Mai Bảng, họ lập bài vị để thờ Lê Khôi, tôn ông làm thành hoàng làng. 

le-gio-1-20220601152648-1654158025.jpg
Lễ giỗ diễn ra trang nghiêm

Thời kỳ làm tri châu Nghệ An, Lê Khôi có công giúp dân khai hoang, lập nên nhiều làng mạc trù phú. Năm 1446, sau khi đánh tan quân Chiêm Thành, trên đường trở về, ông ốm nặng rồi qua đời, sau đó được nhân dân mai táng tại núi Long Ngâm (Thạch Hà, Hà Tĩnh) và lập miếu thờ phụng. Cư dân vùng Mai Bảng (có gốc từ làng Mai Phụ - Hà Tĩnh), sau khi di cư đến làng Mai Bảng, họ lập bài vị để thờ Lê Khôi, tôn ông làm thành hoàng làng. 

Tất cả không chỉ là ẩn ngữ của trầm tích văn hóa mà còn qua đó ta có thể “giải mã” được những biến thiên của đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Mang trên mình một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ nhiều giá trị với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, đền Mai Bảng luôn là nơi chốn để những ai có lòng hoài cổ tìm đến và “khai quật” những bí mật còn ẩn tàng đâu đó giữa lòng di tích.

125423523563636463643-1654158366.gif

Lễ giỗ là dịp để nhân dân tưởng nhớ đến công ơn to lớn của “tứ Chiêu Trưng” trong việc xây cơ lập làng; đồng thời gửi những khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó còn giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ con cháu và quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống của địa phương Nghi Thuỷ đến với du khách gần xa.

Nguyễn Diệu
Bạn đang đọc bài viết "Nghệ An: Lễ giỗ 576 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.