Mang trên mình một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ nhiều giá trị với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, đền Mai Bảng là nơi chốn để những ai có lòng hoài cổ tìm đến và “khai quật” những bí mật còn ẩn tàng đâu đó giữa lòng di tích.
Là ngôi đền cổ với hàng trăm năm tuổi, giá trị của đền lưu giữ bằng những hiện vật, nét chạm trổ tinh xảo, vi diệu và bí ẩn. Đây là nơi thờ Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi, Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Thủy tinh phu nhân cùng 6 vị khai cơ lập làng.
Đền Mai Bảng (phường Nghi Thủy, TX Cửa Lò) - là một ngôi đền cổ với hàng trăm năm tuổi, giá trị của đền được lưu giữ bằng những hiện vật, nét chạm trổ tinh xảo, vi diệu và bí ẩn. Đây là nơi thờ Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi, Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Thủy tinh phu nhân cùng 6 vị khai cơ lập làng.
Căn cứ gia phả họ Trần ở xã Nghi Thủy, tài liệu kiểm kê năm 1964 lưu tại Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Nghệ An và lạc khoản ở nhà Trung điện cho biết đền Mai Bảng xây dựng năm 1780, lúc đó chỉ là một ngôi nhà nhỏ 1 gian bằng tranh tre nứa. Đến thời Nguyễn, đền Mai Bảng được tôn tạo với quy mô lớn, gồm 3 tòa, bố cục kiểu chữ tam.
Lê Khôi là con trai của Lê Trừ, cháu ruột của Lê Lợi, người làng Nam Sơn, huyện Thụy Nguyên, trấn Thanh Hóa. Ông tham gia nghĩa quân Lam Sơn và lập được nhiều chiến công, trải qua các chức vụ: Kì lân hộ vệ tướng quân, nhập nội thiếu úy, nhập nội tư mã tham tri chính sự, đốc trấn Nghệ An và được ban tước hầu.
Năm 1446, để bảo vệ biên giới phía Nam Đại Việt, ông cùng Lê Thận, Nguyễn Xí cầm quân đánh thành Đô Bàn, bắt chúa Chiêm là Bí Cai. Trên đường trở về, ông lâm bệnh và mất ngày 3 tháng 5 (âm lịch). Nhà vua thương tiếc bãi triều 3 ngày và giao nhân dân địa phương lập đền thờ. Năm 1463, vua Lê Thánh Tông truy phong chức nhập nội kiểm hiệu tư không bình chương sự, thủy vô mục. Năm 1487, gia phong Chiêu Trưng đại vương. Thời kỳ làm tri châu Nghệ An, Lê Khôi có công giúp dân khai hoang, lập nên nhiều làng mạc trù phú. Năm 1446, sau khi đánh tan quân Chiêm Thành, trên đường trở về, ông ốm nặng rồi qua đời, sau đó được nhân dân mai táng tại núi Long Ngâm (Thạch Hà, Hà Tĩnh) và lập miếu thờ phụng. Cư dân vùng Mai Bảng (có gốc từ làng Mai Phụ - Hà Tĩnh), sau khi di cư đến làng Mai Bảng, họ lập bài vị để thờ Lê Khôi, tôn ông làm thành hoàng làng.
Nguyễn Thị Bích Châu, người làng Bảo Lộc (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Năm 1373, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi, sau thăng là Quý phi. Trước nguy cơ nhà Trần suy vong, bà dâng lên vua “kê minh thập sách” nhằm an dân, trị quốc. Năm 1377, bà theo vua Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành, lúc đến biển Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trời nổi phong ba bão táp, nhiều thuyền chở binh lính bị đánh chìm. Đêm đó, nhà vua nằm mơ thấy Giao long đến đòi Vua ban cho một nàng thiếp xuống làm vợ. Vua hỏi ý các cung phi, ai nấy đều sợ hãi, từ chối, chỉ riêng Quý phi nhận lời. Sau khi Quý phi tự nguyện gieo mình xuống biển, bỗng sóng yên, biển lặng, thuyền quan quân triều Trần đi qua dễ dàng. Sau khi mất, bà nhiều lần hiển linh phù trợ dân chúng nên được nhân dân tôn làm phúc thần và được các triều đại phong kiến ban sắc “chế thắng phu nhân”.
Đền Mai Bảng vừa có giá trị lịch sử, vừa mang nét kiến trúc đặc sắc, lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, đặc biệt có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân vùng sông nước Cửa Lò. Đền còn lưu giữ 138 hiện vật, trong đó có 75 hiện vật cổ: sắc phong, biển, kiệu, câu đối, đại tự, long ngai bài vị, hương án, bát bửu bàn thờ…
Thủy Tinh phu nhân là vị thần cai quản vùng sông nước, phù trợ, che chở cho ngư dân, được sắc Lương chiếu Đoan khiết đăng minh nhàn uyển chi thần. (Ban quản lý di tích Nghệ An).
Thời kỳ làm tri châu Nghệ An, Lê Khôi có công giúp dân khai hoang, lập nên nhiều làng mạc trù phú. Năm 1446, sau khi đánh tan quân Chiêm Thành, trên đường trở về, ông ốm nặng rồi qua đời, sau đó được nhân dân mai táng tại núi Long Ngâm (Thạch Hà, Hà Tĩnh) và lập miếu thờ phụng. Cư dân vùng Mai Bảng (có gốc từ làng Mai Phụ - Hà Tĩnh), sau khi di cư đến làng Mai Bảng, họ lập bài vị để thờ Lê Khôi, tôn ông làm thành hoàng làng.
Tất cả không chỉ là ẩn ngữ của trầm tích văn hóa mà còn qua đó ta có thể “giải mã” được những biến thiên của đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Mang trên mình một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ nhiều giá trị với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, đền Mai Bảng luôn là nơi chốn để những ai có lòng hoài cổ tìm đến và “khai quật” những bí mật còn ẩn tàng đâu đó giữa lòng di tích.
Những giá trị làm nên điểm đến du lịch tâm linh
Ngoài văn hóa - lịch sử, đền Mai Bảng còn mang trên mình những giá trị khác - những giá trị hiển nhiên không phải bàn cãi, đủ để 21/21 thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia bỏ phiếu tán thành việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích này.
Đền Mai Bảng vừa có giá trị lịch sử, vừa mang nét kiến trúc đặc sắc, lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, đặc biệt có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân vùng sông nước Cửa Lò. Đền còn lưu giữ 138 hiện vật, trong đó có 75 hiện vật cổ: sắc phong, biển, kiệu, câu đối, đại tự, long ngai bài vị, hương án, bát bửu bàn thờ…
Tất cả không chỉ là ẩn ngữ của trầm tích văn hóa mà còn qua đó ta có thể “giải mã” được những biến thiên của đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Mang trên mình một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ nhiều giá trị với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, Đền Mai Bảng luôn là nơi chốn để những ai có lòng hoài cổ tìm đến và “khai quật” những bí mật còn ẩn tàng đâu đó giữa lòng di tích.
Đây là những hiện vật quý giá, có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Đặc biệt, tòa trung điện có lối kiến trúc cổ, chất liệu gỗ, những nét chạm trổ tinh xảo, những bộ vì vững chắc tạo nên sự cổ kính, uy nghiêm cho ngôi đền.
Qua các nhân vật được thờ và hiện vật, câu đối, đại tự, sắc phong, bài vị, đặc biệt là 13 đạo sắc gốc hết sức quý giá, là nguồn tài liệu gốc giúp hậu thế nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử của làng Mai Bảng là minh chứng cho sự tồn tại lâu đời của đền, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Vào các ngày sóc, vọng, dịp Tết cổ truyền, nhân dân trong làng Mai Bảng tới đền thắp hương, thờ cúng. Đặc biệt, mỗi năm đền Mai Bảng diễn ra hai lễ hội lớn vào ngày 12/2 (âm lịch) và 3 tháng 5 (âm lịch). Lễ hội dịp đầu năm vào ngày 12/2 (âm lịch), ngày thành lập làng, vừa là dịp lễ cầu ngư, nhân dân trong làng tề tựu đông đủ, tổ chức các hoạt động tế lễ nghiêm trang. Đền Mai Bảng là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh có ý nghĩa.
Căn cứ vào nội dung giá trị của di tích, năm 2012, đền Mai Bảng được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định: Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Năm 2016, di tích đền Mai Bảng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Những giá trị cùng với sự “đăng quang” di tích Quốc gia, đền Mai Bảng sẽ đón du khách nhiều hơn nữa khi mà trầm tích văn hóa của đất và lòng hiếu khách của con người nơi đây luôn giang tay mời gọi...