Lễ hội Bươn Xao của người Thái Nghệ An

15/09/2022 17:19

Theo dõi trên

Bươn Xao là tên gọi lễ hội diễn ra vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch của người Thái ở xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ và một số địa phương lân cận. Tục này gắn với tín ngưỡng thờ mẫu cũng như ghi nhớ công ơn của nghĩa quân Lam Sơn thế kỷ 15.

img-0611-1663230098.JPG
Không gian của lễ hội thuộc 2 bản người Thái là bản Chiềng và bản Ỏn, xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ - Nghệ An). Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Thái có tục “cắm phạ” diễn ra vào 17 tháng 8 Âm lịch và lễ Bươn Xao vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch.
img-0751-1663230098.JPG
Một số tài liệu cho rằng, xã Tiên Kỳ từng là nơi hội quân của các nghĩa sỹ Lam Sơn vào thế kỷ 15 trước khi hạ thành Trà Lân cuối năm 1424. Đây cũng là trận công thành thắng lợi tạo đà phản công và giành chiến quả cuối cùng của vua tôi Lê Lợi.
img-0675-1663230098.JPG
img-0802-1663230097.JPG
Lễ hội Bươn Xao được huyện Tân Kỳ (Nghệ An) xây dựng kịch bản từ sự kết hợp tục thờ mẫu. Người Thái bản địa truyền tụng truyền thuyết về nguồn gốc của lễ hội là để mừng Nàng Đoi sống lại sau khi các thầy mo lên trời làm lễ tang trở về.
img-0767-1663230097.JPG
Tại đây cũng còn một số dấu tích một ngôi đền thờ Lê Lợi và tòa thành trên núi. Lễ hội là sự kết hợp của phong tục địa phương và các nét mới khác như tưởng nhơ công ơn vua Lê và các công thần giúp ông hạ thành Trà Lân gần 600 năm về trước.
img-0791-1663230097.JPG
Lễ hội Bươn Xao có lễ rước từ một cánh đồng ở bản Chiềng đến đền thờ Lê Lợi trên một ngọn núi ở bản Ỏn. Lễ cúng đền là dịp các xóm bản trong xã và một số xã lân cận dâng lễ vật tế Mẹ Nang, Trương Công Hán, Lê Lợi, Lê Lai.
img-06091-1663230293.JPG
img-0584-1663230098.JPG
img-07851-1663230973.JPG
Năm 2022, lễ hội ghi nhận một lượng khách lớn nhất từ trước đến nay. Du khách chủ yếu là cư dân địa phương nhưng cũng đủ nêm kín các con đường lớn nhỏ dẫn vào khu vực lễ hội.

Hữu Vi
Bạn đang đọc bài viết "Lễ hội Bươn Xao của người Thái Nghệ An" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.