ĐBSCL: 2 di tích được đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Đến nay, cả nước đã có 3.258 di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 48 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt.
Khác chúa nhưng không khác lòng thương dân, yêu nước
Với mục đích “làm rõ hành trang, sự nghiệp của nhân vật Võ Tánh cùng những nét sinh hoạt văn hóa thờ cúng ông ở vùng Gò Công để có cơ sở tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích…”, Tỉnh ủy Tiền Giang vừa tổ chức hội thảo với chủ đề “Võ Tánh trong bối cảnh lịch sử VN nửa cuối thế kỷ 18”.
Ngôi tháp cổ Vĩnh Hưng
Hơn 1.000 năm qua, một ngôi tháp cổ ở tỉnh Bạc Liêu dù ít nhiều đã có sự xuống cấp nhưng vẫn đứng vững giữa khuôn viên rộng lớn. Xung quanh sự hình thành ngôi tháp này vẫn còn nhiều điều chưa lý giải hết.
Dấu ấn tại liên hoan không gian đờn ca tài tử đầu tiên cấp tỉnh
Liên hoan không gian đờn ca tài tử (ĐCTT) năm 2014 tỉnh Đồng Tháp lần đầu tiên được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Liên hoan có sự tham gia của gần 170 nghệ nhân, với 68 tiết mục của 11 đội ĐCTT đại diện cho 10 huyện, thị, thành trong tỉnh.
Chùa Đậu - ngôi chùa cổ gần 2000 năm
Chùa Đậu toạ lạc ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội. Chùa thờ bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nên còn gọi là Pháp Vũ Tự.
Rừng U Minh
Rừng U Minh được chia thành U Minh Thượng thuộc về địa phận tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ thuộc địa phận tỉnh Cà Mau. Với diện tích khoảng 35000ha, U Minh Hạ là một trong những vườn quốc gia có hệ sinh thái vô cùng đa dạng.
Nhạc cổ sống dậy ở Tân Châu
Không hề mai một như nhiều nơi ở miền Tây Nam Bộ, âm nhạc cổ truyền ở Tân Châu (An Giang) có một sức sống mãnh liệt và có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng.
Lăng cụ Phó bảng
Lăng cụ Phó bảng ở thành phố Cao Lãnh, đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lập hồ sơ di sản Thơ văn chữ Hán trên hệ thống kiến trúc cung đình Huế
Dự kiến trong 2015, thơ văn chữ Hán trên hệ thống kiến trúc cung đình Huế sẽ được nộp hồ sơ cho UNESCO, công nhận Di sản kí ức thế giới.
Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2014 tại Tiền Giang
Tạp chí Vietnam Heritage phối hợp Ban quản lý Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang tổ chức Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2014.
Đờn ca tài tử - Muốn bảo tồn, hãy gửi hồn cho thế hệ trẻ
Đờn ca tài tử Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thế nhưng, trong đời sống hiện đại, loại hình nghệ thuật này dường như đang thiếu cơ hội để đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. “Muốn bảo tồn, hãy gửi hồn cho thế hệ trẻ”, đó là lời chia sẻ của TS Mai Mỹ Duyên khi nói về thực trạng bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay.
Mở lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể dân tộc Si La và Pu Péo
Thực hiện nhiệm vụ đột phá năm 2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho 02 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người tại tỉnh Hà Giang và Lai Châu.
Cây Khế, cây Sộp tại Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc là cây Di sản
Ngày 18-12, tại Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận cây Khế, cây Sộp tại Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc là cây Di sản Việt Nam.
Xứ núi Tri Tôn
An Giang là miền sông nước với sông Tiền, sông Hậu và chi chít hàng trăm kinh rạch. An Giang cũng là xứ núi với 37 ngọn núi đã có tên cùng hàng chục đồi lớn nhỏ. Và huyện Tri Tôn, mang nhiều đặc trưng văn hóa của An Giang với những di tích, thắng cảnh, huyền thoại.