Chính xác bài chòi xuất hiện vào thời điểm nào thì không ai dám chắc chỉ biết rằng trong các tài liệu lịch sử thì khoảng 300 – 400 năm trước có nhắc đến loại hình này. Thời kỳ đó hát bài chòi thường được tổ chức vào mùa xuân, tổ chức với quy mô khá lớn như một lễ hội. Mặc dù vậy, bài chòi vẫn có thể được tổ chức vào những dịp khác nhau trong năm chứ không phụ thuộc thời vụ, nghĩa là tổ chức lúc nào cũng được. Theo các nhà nghiên cứu, chính từ trò chơi bài chòi mà ca kịch bài chòi ra đời. Để chơi bài chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 cái chòi hình chữ V, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành riêng cho các vị có chức tước hay có uy tín trong làng muốn tham gia cuộc chơi, cũng có thể dành cho cặp vợ chồng mới cưới. Trong một cuộc hát, anh thiệu là người hô những câu thai của từng con bài như: nhứt trò, nhì bí, tam quảng... Kết thúc một hiệp chơi các nghệ nhân hô bài chòi diễn từng đoạn tuồng cổ như: Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lang Châu - Lý Ân, Phạm Công - Cúc Hoa...
Đánh bài chòi là một trò chơi dân gian, giải trí mang tính chất văn chương bình dân. Người dân các tỉnh Nam Trung Bộ đánh bài chòi để thử vận hên xui đầu năm. Dần dần, bài chòi phát triển thành một thứ nghệ thuật quần chúng rất phổ biến. Hội bài chòi thường được tổ chức ở những nơi công cộng, rộng rãi, thoáng mát như ở ngã ba đầu làng, sân đình…
Các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biết chơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Định, có thể nói, đây là cái nôi của trò chơi lý thú này. Theo nhiều câu chuyện kể thì chính Đào Duy Từ (1572-1634), người Thanh Hóa vào lập nghiệp ở Bình Định, đã dựa theo mô hình văn nghệ ở các chòi canh miền núi mà sáng lập ra hội bài chòi, tuy nhiên điều này có xác thực hay không thì chưa dám khẳng định.
Cái hay của Bài chòi là vừa là một trò chơi vừa mang tính nghệ thuật. Những người canh chòi hát với nhau để giải trí trong lúc thức suốt đêm, dần dần từ đó phát triển lên thành trò chơi 9 chòi gọi nên được gọi là đánh Bài chòi. Về sau này phát triển thêm một bước thành hội Bài chòi, Bài chòi chiếu, Bài chòi ghế, rồi lên dần biểu diễn và đến bước phát triển loại hình ca kịch Bài chòi như hiện nay.
Với người dân lao động ở các tỉnh Nam Trung Bộ, bài chòi là loại hình nghệ thuật – là món ăn tình thần không thể thiếu. Bởi thế mà ngày nay vào các dịp lễ hỗi, nếu về Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quy Nhơ…sẽ vẫn nghe thấy những âm thanh rộn rã của các lễ hội bài chòi và những giai điệu mượt mà của loại hình nghệ thuật độc đào này.