Đà Nẵng: Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn thành phố
Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, trong 9 tháng đầu năm, lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả ghi nhận.
TP. Hồ Chí Minh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị liên quan thực hiện các chiến lược, kế hoạch quảng bá di tích đến với du khách, mở các tour du lịch đến tham quan di tích...
Hội nghị rà soát, triển khai Kế hoạch tổ chức “Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022”
Ban Tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022 vừa tổ chức hội nghị rà soát, triển khai tiến độ thực hiện nhiệm vụ tổ chức Festival, đồng thời triển khai các nhiệm vụ tiếp theo của Ban Tổ chức. Đồng chí Tống Quang Thìn, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban Tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022.
Khai mạc trưng bày chuyên đề “Mỗi kỷ vật một câu chuyện” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Sáng ngày 13/10/2022, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Mỗi kỷ vật một câu chuyện” (Sưu tập tặng phẩm Bác Hồ 1945 – 1969).
Đền Dinh ở Quỳ Hợp (Nghệ An) qua tư liệu dân gian
Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng toàn bộ nhân dân làng Dinh đều tụ họp về đây để làm lễ. Trước là cúng tế để nhớ tới công lao của Vua Lê Lợi và hai anh em Khầm Quận Công cùng các tướng sỹ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; sau là cầu mong các vị thần ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Bình Thuận triển khai chương trình Bảo tồn, phát huy bền vững DSVH Việt Nam và Số hóa DSVH Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Công văn số 3181/UBND-KGVXNV về việc triển khai Công văn số 3380/BVHTTDL-DSVH của Bộ VHTTDL hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.
Quảng Trị: Đảm bảo công tác đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích
Đó là một trong những nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra tại Kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Đà Nẵng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thống nhất chủ trương thực hiện đề án Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030.
Những bất cập và khó khăn trong công tác quản lý di sản văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh
Một bộ phận công chúng đến tham quan di tích còn thiếu ý thức đối với bảo tồn, gìn giữ di sản dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng bị hư hỏng.
Lễ giỗ Vua Mai: Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng
Ngày 11/10 (16/9 năm Nhâm Dần), tại mộ và Đền thờ Vua Mai (thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã về dâng hoa, dâng hương tưởng niệm nhân Lễ giỗ của Đức Vua.
Khẩn trương tu bổ các di tích xuống cấp trong khu phố cổ Hội An
Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đề xuất giải pháp chằng chống vị trí xuống cấp hoặc di dời, hạ giải các di tích có nguy cơ sụp đổ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão năm 2022.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hương: "Kể từ khi đến với Mẫu, tôi như trở thành người khác, sống từ bi, vị tha và không còn tham - sân - si như trước nữa"
Có lẽ, khi nhắc đến Tây Nguyên độc giả sẽ liên tưởng ngay đến Văn hoá Cồng chiêng, cùng kho tàng văn hoá nghệ thuật đồ sộ khác, giàu giá trị, đậm chất sử thi. Từ lâu đã trở thành áng hùng ca bất diệt, hằn sâu vào tiềm thức và lối sống của người dân đất đỏ Bazan. Nhưng ít ai biết rằng, gần một thế kỷ nay, mảnh đất này chính là điểm giao thoa của tín ngưỡng thờ Mẫu 3 miền Bắc - Trung - Nam, từ đó, dệt nên một bức tranh Tây Nguyên đa sắc màu văn hoá.
Để thủ công mỹ nghệ trở thành “mũi nhọn” ngành công nghiệp văn hóa: Phải có những bước đi kiên quyết để tạo đột phá
“Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa mà Việt Nam cần ưu tiên phát triển. Các chuyên gia đánh giá, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.
Hợp tác quốc tế góp phần bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản văn hóa Huế
Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 10 chính phủ, 40 tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế với tổng kinh phí gần 10 triệu USD.