Khu Phố cổ Hội An
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco), ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): là một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế, và tiêu chí (v): là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền. <br>
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Trường Cửu
Ngày 26/01/2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Định tổ chức “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Trường Cửu” tại xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
<br>
Lễ hội chùa Côn Sơn
Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun.
Xứ Quảng - “một điểm đến hai di sản”
Những ngôi nhà với mái ngói cổ kính, giàn hoa giấy rủ xuống những mảng tường rêu phong, ánh đèn lồng lung linh của phố cổ Hội An; sự trầm mặc tĩnh lặng của thánh địa Mỹ Sơn - đã và đang tạo nên sức hút kỳ lạ đối với du khách trong và ngoài nước, khi đến Quảng Nam -nơi được biết đến với “Một điểm đến-hai Di sản”.
Chùa Keo Thái Bình - chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
Chùa Keo, xưa có tên là "Thần Quang Tự", nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Việt, có từ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hằng năm, Hội xuân chùa Keo diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng.
Tìm về cội nguồn lễ hội vật Làng Sình
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày hội vật mùng 10 tháng giêng”. Đã từ lâu, người dân làng Sình (thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế) dù đang ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền đất nước thì đến ngày mùng 10 tết âm lịch lại rộn ràng hướng về hội vật.
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi: “Báu vật sống” của nhã nhạc cung đình Huế
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi là thành viên duy nhất còn sót lại của ban nhạc Hòa Thanh - ban nhạc phục vụ cho hai đời vua Khải Đinh và Bảo Đại. Hơn 100 năm tuổi đời, hiện giờ cụ chính là “báu vật sống” của âm nhạc cung đình Huế tại Việt Nam.
Long An bảo tồn nghề dệt chiếu lác - di sản phi vật thể quốc gia
Nghề dệt chiếu lác (cói) đã gắn liền với quá trình đi khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Kon Tum: Sử thi Ba Na - Rơ Ngao đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Sử thi của người Ba Na - Rơ Ngao tỉnh Kon Tum đã chính thức đón bằng của Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Điều chỉnh thiết kế Mốc điểm đầu Km0 thuộc Khu Di tích Pác Bó
Để phù hợp với nội dung Đề án xây dựng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Pác Bó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL Cao Bằng cần điều chỉnh một số nội dung trong phương án thiết kế Mốc điểm đầu Km0 và phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Thêm 5 di tích được xếp hạng quốc gia
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các Quyết định xếp hạng thêm 5 di tích quốc gia.
Thơ ca dân gian Sán Chay - Nguồn di sản văn học dân gian độc đáo
Dân tộc Sán Chay có truyền thống văn hoá phong phú và đặc sắc từ lâu đời. Trong đó, phải kể đến nền văn học dân gian, đặc biệt là mảng thơ ca.
Bảo tồn Di sản văn hoá biển đảo
Di sản văn hoá biển đảo Việt Nam vô cùng phong phú và là kho báu lưu trữ những giá trị quý giá, tuy nhiên, hiện nay tài sản ấy chưa thực sự được nhận thức đúng và chưa được chú trọng, quan tâm.
Tại sao nhà Trần chỉ có một quả ấn?
Đến nay mới chỉ có duy nhất một chiếc ấn được phát hiện có tên là Môn Hạ sảnh ấn và được coi là Bảo vật Quốc gia.