Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc
Theo Địa chí Tây Ninh, cách đây trên 300 năm, những người dân Việt đầu tiên đã tiến về phương Nam, khai phá đất đai ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, lập nên những khu dân cư mới. Khu Bình Tịnh – Phước Lộc là khu đất đầu tiên của Tây Ninh được khai phá và làng Bình Tịnh, xã An Tịnh, làng Gia Lộc, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng là 2 làng cổ nhất của Tây Ninh.
Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa
Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tại địa điểm này đã có dấu tích của văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm. Khoảng 4.000 năm trước, những cư dân thuộc văn hóa Phùng Nguyên cũng đã định cư trên mảnh đất này. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha.
Bia Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi - Bảo vật vô giá của quốc gia
Trong số 12 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 3) có Bia Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi. Đây là bảo vật độc đáo, mang trong mình những giá trị lịch sử sâu sắc.
Hát Xoan
Hát Xoan - một loại hình nghệ thuật truyền khẩu đặc sắc, còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng ở nước ta. Đến nay, Hát Xoan đã trở thành một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo ở tỉnh Phú Thọ.
<br>
Di tích lịch sử Bạch Đằng
Khu di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 - Âm lịch) năm 1288.
Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt
Chùa Tây Thiên tọa lạc trên một ngọn đồi cao 300m so với mực nước biển, phía sau là rừng, phía trước là cánh đồng mênh mông. Kiến trúc chùa được đánh giá là độc nhất vô nhị, mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt.
Quần thể Di tích cố đô Huế
Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
Khu Phố cổ Hội An
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco), ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): là một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế, và tiêu chí (v): là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền.
<br>
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
Chùa Keo (Thần Quang tự), thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
Kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Braxin ngày 31/7/2010 đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): minh chứng cho sự giao lưu giữa các ảnh hưởng đến chủ yếu từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa ở phía Nam, tiêu chí (iii): minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu dài của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là một trung tâm quyền lực liên tục từ TK 7 cho đến tận ngày nay, và tiêu chí (vi): liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa - lịch sử quan trọng.
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Trường Cửu
Ngày 26/01/2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Định tổ chức “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Trường Cửu” tại xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
<br>
Lễ hội chùa Côn Sơn
Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun.
Xứ Quảng - “một điểm đến hai di sản”
Những ngôi nhà với mái ngói cổ kính, giàn hoa giấy rủ xuống những mảng tường rêu phong, ánh đèn lồng lung linh của phố cổ Hội An; sự trầm mặc tĩnh lặng của thánh địa Mỹ Sơn - đã và đang tạo nên sức hút kỳ lạ đối với du khách trong và ngoài nước, khi đến Quảng Nam -nơi được biết đến với “Một điểm đến-hai Di sản”.
Chùa Keo Thái Bình - chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
Chùa Keo, xưa có tên là "Thần Quang Tự", nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Việt, có từ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hằng năm, Hội xuân chùa Keo diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng.