Lãng du qua thổ sơn cổ tháp
Thả hồn bên cổ tháp với bốn phía mênh mang cây cỏ xanh biếc, nhìn về phía dòng sông Côn, ta thấy toà tháp Thổ Sơn hiện lên trầm mặc mà đầy kiêu hãnh tựa như nàng công chúa còn đang ngủ quên giữa khu rừng cổ tích.
Khám phá Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một thiền viện thuộc hàng lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ.
Giải mã bức tượng “đứng lên, ngồi xuống”
Miếu Bảo Hà (thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng) thờ Linh Lang Đại vương, con trai vua Lý Thánh Tông và ông tổ nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ.
Người thực hiện cải cách hành chính đầu tiên ở nước ta
Nhìn chung những cuộc cải cách của khúc Hạo, tuy dựa trên những thiết chế đã có của thời thuộc Đường, nhưng đã vượt qua những hạn chế của nó, thể hiện rõ tinh thần của một quốc gia độc lập, có quyền tự chủ của mình. Những cải cách của Khúc Hạo đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.
Phóng sự đặc biệt: Bí mật lăng mộ của vua Quang Trung
Vua Quang Trung là người sáng lập ra triều đại Tây Sơn (1778 - 1802), tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng triều đại này đã để lại nhiều dấu mốc hiển hách trong lịch sử dân tộc bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử trên độ cao 724m so với mặt nước biển, cách chùa Bảo Sái men theo triền núi khoảng 184m. Trước khi mất 4 tháng, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông giảng truyền đăng lục cho Pháp Loa trên am Tử Tiêu, núi Yên Tử.
Triệu Đà trong sử học Việt Nam thế kỷ XX
Triệu Đà lưu dấu ấn ở cả hai thái cực, sự bành trướng của đế chế phong kiến và sự thu hẹp biên giới. Người Hoa nhớ đến ông như một viên quan cứng đầu, người Việt tưởng nhớ ông như một anh hùng vĩ đại chống lại nhà Hán..
Nhân vật lịch sử nổi tiếng thời vua Lê - chúa Trịnh
Năm Nhâm tý 1792, vua Quang Trung đột ngột từ trần ở tuổi 39. Năm sau, năm Quý Sửu 1793, Ngô Thì Nhậm được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong cho vua mới Cảnh Thịnh (Quang Toản). Sau khi đến kinh đô Bắc Kinh ra mắt vua Càn Long nhà Thanh thì đến cuối năm 1793, Ngô Thì Nhậm trở về nước hoàn thành chuyến đi sứ.
Vị vua có tuổi thọ cao trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nếu xét về tuổi thọ của các vị vua, thì vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của vương triều nhầ Nguyễn, là người có tuổi thọ cao nhất, với 84 tuổi, và người xếp sau vua Bảo Đại về tuổi thọ chính là vua Trần Nghệ Tông với tuổi thọ 74 tuổi, ông là vị vua thứ 8 của vương triều nhà Trần.
“Kỳ sơn tú thủy” Tuyết Sơn - chùa Hương
Từ khi về với Hà Nội, quần thể di tích thắng cảnh chùa Hương (huyện Mỹ Đức) nổi tiếng xứ Đoài xưa kia, càng hấp dẫn với những tuyến, điểm mới, trong đó phải kể đến tuyến Tuyết Sơn, được mệnh danh “kỳ sơn tú thủy”.
Một thời cơ lịch sử bị bỏ lỡ
Nếu Trần Dụ Tông khi ấy sát cánh cùng Trần Hữu Lượng đánh bại Chu Nguyên Chương. Trần Hữu Lượng sẽ là người Đại Việt đầu tiên làm Hoàng đế Trung Quốc. Và như thế, mọi thư tịch Đại Việt bị quân Nguyên cướp sang Trung Nguyên sẽ trở về Đại Việt. Và như thế, nhà Trần sẽ không suy thoái, sẽ không bị quân Minh xâm lược. Lịch sử Đại Việt sẽ đi theo hướng khác, biết đâu rất sáng sủa từ đó.
Những thái giám trong hậu cung triều Nguyễn
Ở Huế, kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, trải qua những biến cố của lịch sử, câu chuyện về những thái giám triều Nguyễn lặng thầm như chính nghĩa trang lạnh ngắt nơi chùa Từ Hiếu.
Ông vua nhiều tai tiếng nhất vương triều nhà Lý
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử thần Ngô Sỹ Liên đã khái quát về vua Lý Cao Tông như sau: “Vua chơi bời vô độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm, nhà Lý suy từ đây”.
Danh tướng chống ngoại xâm nổi tiếng thời nhà Trần
Chính thắng lợi to lớn ở trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư, đã để lại cho lịch sử chống xâm lăng bài học lớn, đó là bài học về tấn công vào hậu cần của địch, một khi đã tiêu diệt được nguồn hậu cần của giặc thì coi như giành thắng lợi đã nắm chắc trong tầm tay, và với chiến công vang dội này, Trần Khánh Dư nghiễm nhiên đứng vào hàng thân vương lỗi lạc và là một danh tướng chống ngoại xâm nổi tiếng thời nhà Trần.