Nâng tầm lễ hội Đình làng Hải Châu
Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, Đình làng Hải Châu (P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, Đà Nẵng) là một trong những công trình được gìn giữ nhiều đời và được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp Quốc gia. Hằng năm, chính quyền địa phương và nhân dân đều tổ chức lễ hội Đình làng Hải Châu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống.
Đặc sắc lễ hội cầu ngư ở Đức Trạch
Với mong muốn có được một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, cá mực đầy khoang, hàng năm, cứ đến mùa trăng thứ 2 (giữa tháng 2 âm lịch) ngư dân xã Đức Trạch (huyện Bố Trạch) lại tổ chức lễ hội cầu ngư và ra quân đánh bắt hải sản.
Khi tiếng lóng trở thành... di sản
Nằm hiền hòa bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm TP Hà Nội chừng 40km, làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được nhớ đến với nghề làm cối xay tre. Nhưng ít ai biết, gắn liền với nghề truyền thống đó, người dân trong làng còn sở hữu thứ ngôn ngữ có một không hai. Ấy là tiếng lóng Đa Chất - loại hình ngữ văn truyền khẩu đã được nhận diện là di sản văn hóa phi vật thể.
Nghệ thuật ca trù kỳ vọng nhiều khởi sắc mới
Giữ gìn nghệ thuật ca trù là sự trăn trở của những người nặng lòng với âm nhạc dân tộc.
Ấn tượng về tình đất, tình người “Quảng Bình trong câu hát”
Chương trình nghệ thuật “Quảng Bình trong câu hát” sẽ đem đến cho khán giả những cảm xúc, ấn tượng về tình đất, tình người của mảnh đất kiên cường Quảng Bình.
Tục ‘ăn tết lại’ của người dân miền biển
Hàng năm, cứ ngày mùng một tháng 2, tức là cách Tết Nguyên đán 1 tháng, nhiều làng quê miền biển ở xứ Thanh lại tổ chức ăn tết lại. Đây là nét văn hóa lâu đời, là dịp để con cháu ôn lại truyền thống và hiểu rõ hơn về tập tục độc đáo cũng như những câu chuyện xa xưa được truyền lại của quê hương mình.
Lễ hội cầu ngư xã Ngư Lộc: Hướng tới Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội cầu ngư là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng dân cư chặt chẽ, những phong tục tập quán, quy ước trong lễ hội được quy định nghiêm ngặt. Đây là một lễ hội được đánh giá có quy mô và sức lan tỏa lớn không những ở huyện Hậu Lộc mà còn ảnh hưởng đến ngư dân các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn.
Phát huy di sản văn hóa dân tộc
5 năm qua, thực hiện “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu bằng việc sưu tầm, bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
Nhân rộng nghệ thuật ca trù trong cộng đồng
Ngày 22/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) tổ chức liên hoan nghệ thuật ca trù Hà Nội năm 2017, tại Trung tâm Văn hóa làng Vạn Phúc.
Cơm hấp lá sen - Món ăn ấp ủ hương tình miền sông nước
Không hề thua kém những món ăn đặc sản khác, cơm hấp lá sen hiển nhiên được lọt vào top những món ăn không nên bỏ lỡ khi đến vùng sông nước miền Tây.
Những hành trình di sản tháng Ba
Kết nối du lịch cà phê với các chương trình tham quan thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử, những tour “Hành trình di sản” đang được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nỗ lực xây dựng với mong muốn mang đến những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho du khách trong nước và quốc tế về một vùng đất xanh, giàu bản sắc...
Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn Di Linh
Từ nhiều năm qua, điệu cồng chiêng được âm thầm truyền dạy cho các em học sinh Trường Dân tộc nội trú huyện Di Linh. Với sự giúp sức của những nghệ nhân lão luyện, nhịp cồng chiêng cứ thế được gìn giữ và nối dài ra mãi vùng đất cao nguyên Di Linh này.
Âm vang sức sống di sản Chăm
Tại tháp Chăm Pô Sha Inư (còn gọi Tháp Chăm Phố Hài), nằm trên đồi Bà Nài cao lộng gió, liên tục diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ độc đáo phục vụ nhu cầu tham quan và thưởng lãm nghệ thuật của người dân địa phương và khách du lịch, dịp xuân Đinh Dậu 2017.
Bảo tồn, phát triển văn hóa Tây Nguyên: Phát huy hơn nữa vai trò của các nhà khoa học
Tây Nguyên là vùng đất cư trú lâu đời của nhiều dân tộc bản địa như Êđê, M'nông, J’rai, Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Mạ, Kơ Ho, Brâu… Với sức hấp dẫn của mình, Tây Nguyên còn là nơi hội tụ, gặp gỡ của nhiều nhà nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.