Côn Sơn - Kiếp Bạc: Vùng đất tứ linh, ngũ nhạc
Đây là vùng đất lịch sử còn mãi âm vang những chiến công lừng lẫy trong ba lần quân dân nhà Trần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, đồng thời cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi - hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc.
Phố Hiến - "Tiểu Tràng An" xưa
“Thứ Nhất Kinh Kỳ, thứ Nhì Phố Hiến”. Là câu truyền miệng của người đất Nhãn, từ đời này sang đời khác, họ nhắc để nhớ, để tư hào, về một quá khứ phồn hoa đô hội của Phố Hiến năm xưa. Trải qua thời gian, sự bồi lấp của dòng sông đã làm Phố Hiến bị sa vào lãng quên, thế nhưng những dấu tích của Phố Hiến thì còn sống đến tận hôm nay.
Về thăm Tháp Bánh Ít Bình Định
Khu tháp thuộc thôn Đại Lễ - xã Phước Hiệp – huyện Tuy Phước – tỉnh Bình Định cách thành phố Qui Nhơn về phía Bắc khoảng 18km và huyện lỵ Tuy Phước 5km, đường đi đến di tích này rất thuận tiện và có thể đi bằng mọi phương tiện. Tháp Bánh Ít, là một trong những cụm tháp có nhiều tháp nhất và cùng nằm trên một quần thể, cả 4 tháp nằm liền khoảnh trên một đỉnh đồi cao ước chừng 100m so với mặt nước biển.
Chầm - riêng Ch’pay, nghệ thuật diễn tấu độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ
Chầm - riêng ch’pay là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đã có từ lâu đời và phổ biến trong các phum sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ trước đây, nay, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chữ viết của người Dao
Người Dao ở Bắc Kạn có lịch sử lâu đời. Trong văn hóa của người Dao có sự tiếp thu, giao thoa văn hóa với các cộng đồng tộc người lân cận địa bàn cư trú, mà một trong những biểu hiện nổi bật là chữ viết của người Dao - một số nhà nghiên cứu gọi là chữ “Nôm Dao”.
Hương sắc Hà Nội giữa lòng Sài Gòn
Dường như mà như không phải dường như. Những ai đó – Người Hà Nội như hiểu tâm trạng, nỗi niềm người xa xứ, xa quê hương muốn đằm mình trong khung cảnh, thưởng thức hương vị in đậm dấu ấn, phong cách Hà Nội giữa đô thị Sài Gòn ồn ào và vội vã.
Nghề đóng xuồng Long Hậu là di sản văn hóa phi vật thể
Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thổn thức tiếng kèn bầu trong cổ nhạc Huế
Kèn bầu là một nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong Nhã nhạc cung đình Huế. Trong dàn nhạc lễ dân gian (tế làng, lễ tang) nó cũng giữ một vị trí rất quan trọng
Niêu cá kho trứ danh của quê hương Chí Phèo Thị Nở, chuyện bây giờ mới kể
Từ bao đời nay, làng Vũ Đại, xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam) nổi tiếng bởi niêu cá kho bí truyền. Làng cá kho vì thế đã vang danh cả trong Nam ngoài Bắc và vượt ra cả ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhưng sự tích làng cá kho Vũ Đại thì không mấy ai hay và còn nhớ.
Ngày hội du lịch Đồng Tháp tại Xẻo Quýt
Đến Xẻo Quýt vào tháng 11, du khách được trải nghiệm không khí hào hùng của vùng đất nhân kỷ niệm 20 năm công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
<br>
Vấn vương nhạc âm sáo trúc
Ngày cuối tuần, giọng ê a học bài của các em nhỏ Trường tiểu học “B” An Hảo (xã An Hảo, Tịnh Biên) tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những bản nhạc được hòa tấu bằng tiếng sáo trúc du dương, trong trẻo. Giữa không gian hùng vĩ của núi rừng, tiếng sáo réo rắt nối nhau bay bổng tựa những làn gió nhẹ vô hình xua tan nỗi mệt nhọc của du khách đường xa.
Bài Chòi sắp thành Di sản văn hoá thế giới
Chơi Bài Chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian đặc sắc của dân tộc, nghệ thuật này phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, là tiền thân của sân khấu kịch hát cùng tên.
Về miền Tây săn cúm núm
Cúm núm hay còn gọi là gà nước, sinh sôi nảy nở ở những cánh rừng tràm nội địa và sát biên giới Tây Nam. Người miền Tây không lạ với loại chim rừng này, bởi nó được xem là món khoái khẩu của dân miệt vườn lẫn người thành thị…
Để có một làng cổ Đường Lâm sạch đẹp hơn
Làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách bởi một quần thể các di tích lịch sử với những ngôi nhà cổ đặc trưng vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, Đường Lâm được đầu tư chủ yếu vào công tác bảo tồn, tôn tạo, bên cạnh đó vấn đề cảnh quan môi trường cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.