Nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Nguyễn

08/12/2017 00:53

Theo dõi trên

Nguyễn Tri Phương bị thương ở đùi, và ông được người Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối, và ông dự liệu dù có sống cũng không cưỡng nỗi số trời: “Nước Việt nam đang lâm vào cảnh bại vong thì một mình ta chắc gì thay đổi được thời thế! Bây giờ nếu ta lay lắt mà sống, sao bằng thung dung chết bằng việc nghĩa”. Ông lấy cái chết để tạ cùng quốc dân, lấy sự tận trung báo đáp ơn vua, và lấy tình tử tiết đền bồi tình thê nhi, gia tộc.

Sau đó ông tuyệt thực gần một tháng, cuối cùng vào ngày 20/12/1873 ông mất, hưởng thọ 74 tuổi. Thi hài của ông và con trai là phò mã Nguyễn Lâm được đem về an táng ở quê nhà. Vua Tự Đức soạn văn tế khóc Nguyễn Tri Phương và cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
 

Nguyễn Tri Phương tự là Hàm Trinh, hiệu là Đường Nguyên, sinh năm Kỷ Mùi 1799 tại làng Đường Long, (ngày nay đổi tên là làng Chi Long) huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 
Nguyễn Tri Phương xuất thân trong một gia đình làm ruộng, và làm nghề thợ mộc. Thân sinh là Nguyễn Văn Đảng, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Thể, vì không xuất than từ dòng dõi khoa bảng, nên Nguyễn Tri Phương phải ra sức học tập để thi cử, cuối cùng ông đã làm nên sự nghiệp lớn, rồi hy sinh vì đất nước vào năm 1873.
 
Hồi nhỏ học giỏi, tại huyện Phong Điền Nguyễn Tri Phương làm thơ có tiếng là hay, vào khoảng mấy năm đầu thời vua Minh Mệnh, nhân có chiếu chỉ của nhà vua kén chọn những người có học thức bổ nhiệm làm nha lại. Tại huyện Phong Điền, Nguyễn Tri Phương được Thượng thư Nguyễn Đăng Thân xem như tri kỷ, đem lòng yêu mến và tiến cử ông vói vua Minh Mệnh, vì vậy mà Nguyễn Tri Phương đã được vua Minh Mệnh trọng dụng, đó là vào năm Quý Mùi 1823. Con đường làm quan của Nguyễn Tri Phuong cứ thế thăng tiến dần, đầu tiên vua Minh Mệnh đề bạt Nguyễn Tri Phương hàm Điển bộ (làm ở Nội điện).
 
Năm Giáp Thân 1824, Nguyễn Tri Phương được thăng làm Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các. Đến năm Bính Tuất 1826, ông lại được thăng làm Thị độc, Thị giảng học sỹ, đến năm Tân Mão 1831 ông lại được thăng làm Hồng lô tự khanh, năm 1832 ông được sung phái bổ sang Trung Quốc lien hệ việc thương mại. Sau khi về nước đến năm Ất Mùi 1835, Nguyễn Tri Phương lại được vua Minh Mệnh điều vào Gia Định cùng với Trương Minh Giảng bình định các vùng đất mới khai hoang, việc thành công, ông được phong làm hàm Thị Lang.
 
Nguyễn Tri Phương vốn mạnh dạn chống lại những hành động xấu xa của các quan nịnh thần ở trong triều, nên ông bị họ gièm pha với vua Minh Mệnh, vì vậy vào năm Đinh Dậu 1837, ông bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại, nhưng ngay sau đó ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm Mậu Tuất 1838, ông được thăng hàm Thị lang ở bộ Lễ, năm Kỷ Hợi 1839 ông lại được thăng hàm Tham tri làm việc ở Nội các.
 
Năm Canh Tý 1840, Nguyễn Tri Phương được bổ làm Tuần phủ Nam Nghĩa, trông coi bố phòng ở cửa biển Đà Nẵng, công việc hoàn thành xuất sắc, sau đó ông được điều về kinh, thăng làm Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc An Hà (An Giang - Hà Tiên). Tại đây ông dẹp tan được các toán giặc cướp của nước ngoài vào quấy phá, sau đó ông được cải bổ làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long – Định Tường) kiêm Khâm sai quân sứ đại thần, Hiệp biện đại học sỹ, rồi được thưởng danh hiệu “An tây trí dũng tướng”
 
Giữa mùa hạ năm Đinh Mùi 1847, Nguyễn Tri Phương lại được triệu về kinh đô, nghĩ công lao của ông đã hết long vì nước nhà, cho nên vua Thiệu Trị sai thị vệ Nội các ra nghinh tiếp ông ở Nam đình, tới kinh đo, vua Thiệu Trị cho triệu ông vào điện Thái Hòa, thưởng cho ông một bộ áo mới và ban cho ông một cây quạt.
 
Sau khi vua Thiệu Trị băng hà, vua Tự Đức lên thay, Nguyễn Tri Phương được giữ chức Phụ chánh đại thần, sung Kinh lược Nam Kỳ. Muốn mở mang cho Lục tỉnh, Nguyễn Tri Phương dâng sớ về kinh, xin khai khẩn đồn điền, được vua Tự Đức phê chuẩn, vì vậy mà nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, và dân cư ở địa phương Lục tỉnh được an cư lạc nghiệp.
 
Mùa thu năm Bính Thìn 1856, chiến hạm “catinat” của Pháp cập bến Đà Nẵng, bên dải núi Trà Sơn, mục đích của người Pháp là có ý xin vua Tự Đức cho phép kiều dân Pháp được tự do buôn bán, và các giáo sỹ được tự do truyền giáo trong nước ta. Rồi sau đó chiến hạm ấy chạy thẳng ra Huế cũng với mục đích trên, nhưng cuộc thương thảo của họ bị chặn lại ở cửa biển Thuận An (Huế). Vua Tự Đức ra lệnh cho bộ binh nghiên cứu việc hành động của người Pháp, và một cuộc xung đột giữa nước Pháp và Việt Nam sẽ diễn ra và một cuộc chiến tranh xảy ra là một điều tất yếu.
 
Ngày 31/8/1858, chiến hạm của Pháp và nhiều tàu chở quân đội và thương thuyền Tây Ban Nha cập bến Đà Nẵng. Ngày hôm sau 1/9/1858, thực dân Pháp cho nổ súng vào các pháo đài của quân ta ở Đà Nẵng, quân ta nhanh chóng thất thủ, triều đình Huế được tin thua trận ở Đà Nẵng, vua Tự Đức liền phong cho Nguyễn Tri Phương làm chức Tổng thống quân vụ đại thần tỉnh Quảng Nam trực tiếp chỉ huy quân đội chống giặc.Quân Pháp với vũ khí hiện đại, đã phá hủy một số  đồn lũy của ta, Nguyễn Tri Phương bị triều đình giáng cấp, nhưng vẫn lưu lại chức.
 
Sau khi vào Nam Kỳ để trông coi Lục tỉnh, Nguyễn Tri Phương cho xây dựng đồn Chí Hòa để chống nhau với quân Pháp xâm lược. Ngày 25/10/1861 quân Pháp công phá đại đồn, Nguyễn Tri Phương trực tiếp chỉ huy quân lính chống cự, nhưng ông bị thương, và đồn Chí Hòa thất thủ, thành Gia Định bị chiếm, ông bị cách chức xuống làm Tham tri. Năm Nhâm Tuất 1862, ông lại được thăng làm Bộ binh Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, cũng trong thời gian đó, triều đình Huế ký hàng ước, ông lại được cử ra Bắc làm Tổng đốc Hải An quân vụ, thăng chức Võ hiển đại học sỹ tước Tráng Liệt Bá.
 
Nguyễn Tri Phương ra Bắc lần này là lần thứ nhất, đời làm tướng của ông tuy dài, vì đã trải qua việc cầm quân ở Nam Kỳ, Cao Miên, Đà Nẵng nhiều lần, nhưng Bắc Kỳ đối với ông vẫn là chỗ lạ lung, đồng thời cũng là chỗ để ông trọn cái nghĩa vụ của kẻ thần tử đã một lòng hy sinh vì nước.
 
Năm Tự Đức thứ 24 (1871), Nguyễn Tri Phương được gia hàm Thái Tử Thái Bảo, vì tuổi già sức yếu lại thêm nghĩ ngợi nhiều, cho nên vào năm Tự Đức thứ 25 (1872), ông nhiễm bệnh nặng và in lui về quê quán thuốc thang tĩnh dưỡng. Nhưng đầu năm Quý Dậu 1873, giặc Tàu là bon Bạch Hương Quế, cướp phá huyện Hàm An thuộc tỉnh Tuyên Quang. Dân tỉnh ở mạn ngược khiếp sợ chạy về tỉnh lỵ nương trú. Trong khi đó tình hình Bắc Kỳ lâm vào cảnh giặc giã binh lực hao mòn, tài nguyên khánh kiệt. Vua Tự Đức lo lắng, nhà vua biết ngoài Nguyễn Tri Phương ra không ai có khả năng bình định Bắc Hà. Nguyễn Tri Phuong lại được lĩnh chức Bắc Kỳ khâm mạng tuyển sát Đổng sức đại thần, và ông lại lên đường ra Bắc. Đầu tiên khi ra Bắc, ông sai quân mang gạo thóc cấp phát cho dân thổ ở Tuyên Quang và truyền cho quân ta  chia đường đánh áp bọn giặc Tàu, quân giạc chống cự không nổi đành phái rút chạy.
 
Ngày 5/5/1873, tên lái súng Jean Depuis đem quân hoành hoành ở Bắc Kỳ, soái phủ Nam Kỳ lại pháiFrancis Garnier đem quân ra uy hiếp Hà Nội. Ngày 27/5/1873, Nguyễn Tri Phương đem quân từ thành Sơn Tây về giữ thành Hà Nội, đã nhiều lần Depuis gửi thư đe dọa Nguyễn Tri Phương, ông đem việc ấy tâu về triều đình, cuộc sung đột giữa ông và Depuis hết sức nghiêm trọng. Vua Tự Đức hạ lệnh cho các tỉnh thành Bắc Kỳ phải hết long phòng bị. Ngày 19/11 Garnier đánh úp thành Hà Nội, một phát đại bác của giặc bắn vỡ cửa Đông, đúng 7 giờ sáng ngày 20/11, cờ Tam tài của giặc Pháp được nêu cao ở vọng lâu trung ương thành Hà Nội.
 
Trong lúc hỗn chiến, nguyễn Tri Phương và con trai là phò mã Nguyễn Lâm hăng hái giữ cửa Đông Nam là cửa quan yếu, bị tất cả sức tấn công của quân địch dồn dập, phò mã Nguyễn Lâm tử trân, còn bản than NguyễnTri Phương thì bị trúng đạn trọng thương và thành Hà Nội bị thất thủ.
 
Nguyễn Tri Phương bị thương ở đùi, và ông được người Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối, và ông dự liệu dù có sống cũng không cưỡng nỗi số trời: “nước Việt nam đang lâm vào cảnh bại vong thì một mình ta chắc gì thay đổi được thời thế! Bây giờ nếu ta lay lắt mà sống, sao bằng thung dung chết bằng việc nghĩa”. Ông lấy cái chết để tạ cùng quốc dân, lấy sự tận trung báo đáp ơn vua, và lấy tình tử tiết đền bồi tình thê nhi, gia tộc. Sau đó ông tuyệt thực gần một tháng, cuối cùng vào ngày 20/12/1873 ông mất, hưởng thọ 74 tuổi. Thi hài của ông và con trai là phò mã nguyễn Lâm được đem về an táng ở quê nhà. Vua Tự Đức soạn văn tế khóc Nguyễn Tri Phương và cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
 
Bằng hành động yêu nước chống xâm lược quyết liệt của mình, Nguyễn Tri Phương không chỉ được nhân dân ta ngưỡng mộ tôn vinh, ngay cả các đối thủ của ông trên các chiến trường cũng phải ngỏ lời cảm phục. Sau này trong một số công trình nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam của người nước ngoài, đặc bietj là người Pháp, họ cũng đánh giá rất cao Nguyễn Tri Phương, và ở Việt Nam hiện nay, ở một số thành phố lớn như thủ đô Hà Nội cũng có con đường mang tên ông.
 
Vương Quốc Hoa

Bạn đang đọc bài viết "Nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Nguyễn" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.