Ông nổi tiếng tinh thông Thiền học, được vua Đinh Tiên Hoàng rất nể trọng, ban hiệu là Khuông Việt Đại sư (Vị sư lớn khuông phò nước Việt) và chức Tăng Thống, xem ông như một vị Quốc sư, được tham dự bàn bạc các công việc đại sự quốc gia. Năm 986, Khuông Việt cùng nhà sư Pháp Thuận tiếp sứ giả nhà Tống. Công việc hoàn tất tốt đẹp, khi trở về, cao hứng, ông làm bài thơ Vương Lang Quy (Chàng Vương trở về)...
Phiên âm:
VƯƠNG LANG QUY
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Dịch nghĩa:
CHÀNG VƯƠNG TRỞ VỀ
Hây hây làn gió trong ánh sáng tốt lành, giương cánh buồm gấm,
DỊCH THƠ
Bản dịch của Trần Thanh Mại:
Sau khi dẹp yên 12 xứ quân, chấm dứt cuộc nội chiến, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lập vương triều mới, quốc gia độc lập ĐẠI CỒ VIỆT. Tuy nhiên, nhà Tống ở phương Bắc có ý nhòm ngó phương Nam, liền cử sứ thần sang thăm dò vùng đất ngoài biên cương phía Nam là nước ĐẠI CỒ VIỆT mới được hình thành. Đón được thâm ý của nhà Tống, vua Đinh Tiên Hoàng cử hai nhà sư Ngô Chân Lưu và Pháp Thuận, học vấn uyên thâm tiếp sứ thần nhà Tống. Đây là bài thơ Ngô Chân Lưu sáng tác để tiễn đưa sứ giả, sau cuộc đàm đạo và tiệc rượu vui vẻ. Bài thơ được chép trong sách Thiền uyển Tập Anh. Tên bài thơ VƯƠNG LANG QUY, có thể chỉ là tên một khúc ca.
Một buổi sáng hoàn toàn trong trẻo và mát mẻ, với làn gió hây hây, con thuyền của sứ thần giương buồm vượt biển Đông quay về phương Bắc. Người ở lại, tác giả bài thơ này thì “Giao vọng thần tiên phục đế hương” (Xa ngóng vị thần tiên trở lại chốn đế hương của mình). Chữ ĐẾ ở đây dùng để chỉ Hoàng đế nhà Tống, đồng nghĩa với quê hương của sứ giả. Đấy là để tỏ lòng tôn trọng nước lớn, với ý khiêm nhường của một thuộc quốc bé nhỏ ngoài Trung Nguyên như nước ta hồi đó. Câu sau thể hiện tình cảm lưu luyến của người ở lại. Các câu thơ tiếp đó tả tình cảm lưu luyến trong cuộc chia tay giữa chủ và khách, tả kỹ hơn hành trình vượt biển trở lại quê hương của sứ giả nhà Tống. sắp diễn ra. Hai câu cuối, mới là cái ý chủ đạo, rằng mong sứ thần về tâu với vua nhà Tống, trình bày minh bạch tình hình phương Nam, để vua Tống không nên nhòm ngó đến vùng biên cương xa xôi này nữa. “Nội cương ngoại nhu”, đấy là nghệ thuật ngoại giao truyền thống của nước ta vậy ! Tình thơ chân thật. Màu sắc chính trị sâu sắc được lồng ghép tài tình. Đó là giá trị to lớn ở một bài thơ nhỏ!