Trong nhiều năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của các cấp ngành từ Trung ương đến các địa phương. Mặt khác, các ban ngành luôn khuyến khích và mong muốn những tổ chức, cá nhân chung tay góp sức trong công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa. Đồng thầy Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm (cậu Hùng, cô Thêm) là những cá nhân cần mẫn, góp công, góp sức bảo tồn di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Qua đó, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt thể hiện tinh thần yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Điều đó được thể hiện qua hệ thống các vị thần, trong đó có nhiều vị thần là những danh tướng có thật trong lịch sử, là người có công với nước, có đức, có tài được thần linh hóa như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Xí… Sau khi mất được nhân dân suy tôn, thờ phụng là chỗ dựa tinh thần, thể hiện tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng chống giặc ngoại xâm. Qua đó thể hiện cội nguồn dân tộc, giáo dục cho các thế hệ sau tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
Hiểu rõ được tinh thần và những ý nghĩa sâu sắc mà thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu để lại cho thế hệ sau. Trong nhiều năm qua, cậu Hùng cô Thêm luôn đóng góp ý kiến giúp các ban ngành hiểu rõ hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời, cô cậu cũng luôn hướng các con nhang, đệ tử thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về hoạt động tôn giáo.
Cô cậu không ngừng trau dồi tu dưỡng, phụng thờ đạo Thánh. Luôn hướng con nhang, đệ tử đến những điều thiện, làm những việc tốt cho đời. Trong cuộc sống đời thường cô cậu dù còn gặp nhiều khó khăn, trác trở nhưng luôn mạnh mẽ, kiên trung ở cô cậu luôn toát lên tinh thần sắt son, vươn lên mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn. Một lòng phụng sự Phật Thánh, mà cô cậu còn làm tốt công tác chuyên môn, là những nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Ở cương vị là những nhà giáo, thì cô cậu đã góp công đào tạo ra những lứa học trò ngoan ngoãn, siêng năng, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Ở cương vị nào, cô cậu cũng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được đồng nghiệp, học sinh và nhân dân yêu quý, kính trọng.
Chia sẻ về những trăn trở trong việc bảo tồn di sản cô cậu cho biết: “Di sản là tài sản vô giá mà cha ông đã để lại cho đời sau, vì vậy công tác bảo tồn di sản không chỉ của các cấp ngành mà của mỗi người dân. Do vậy, cần nâng cao nhân thức của đại bộ phận nhân dân với di sản văn hóa, để người dân đối xử có văn hóa với di sản. Việc định hướng đúng cho người dân về thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu, giúp người dân chủ động tham gia vào quá trình bảo tồn di sản”. Chính vì vậy mà trong những năm qua, cô cậu tích cực tham gia các chương trình tọa đàm, các liên hoan diễn xướng… Để đóng góp ý kiến thông qua đó giúp người dân hiểu và biết đến di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu có từ ngàn xưa của dân tộc.
Tháng 4/2021, cô cậu khánh thành Phủ Tiên Hương Vọng Từ là bao tâm sức của cô cậu, là nơi linh thiêng thờ Phật Thánh và cũng là nơi lưu giữ bảo tồn những giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong lễ khánh thành giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng đánh giá cao tâm đức của cặp đôi nhà giáo trong việc bảo tồn và phát huy di sản tín ngưỡng thờ Mẫu. Ông cũng chia sẻ: "Bảo tồn di sản tín ngưỡng thờ Mẫu không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng mà muôn vàn khó khăn thử thách với các đồng thầy nhưng với ông anh chị đã làm rất tốt. Ông cũng mong anh, chị phát huy hơn nữa, làm tốt hơn nữa trong việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu đến gần với nhân dân hơn nữa."
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn chứa nhiều nhiều những giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú. Đó là một kho tàng truyền thuyết, huyền thoại, những câu chuyện về những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, đó là hình thức diễn xướng kết hợp với âm nhạc, ca hát, nhảy múa… Gắn liền với lên đồng là loại hình âm nhạc hát văn, loại hình âm nhạc tiêu biểu của Việt Nam góp phần vào kho tàng âm nhạc thế giới. Với cô cậu, thì việc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu thì cần làm song hành nhiều việc khác nhau: Giữ gìn được những nét cổ trong diễn xướng, trang phục, những lời văn cổ… Nhất là bảo tồn và phát huy được tính Chân – Thiện – Mỹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Với mong muốn tiếp nối những giá trị tốt đẹp vốn có trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cô cậu đã truyền dạy cho cậu con trai 10 tuổi và làm lễ ra trình đồng mở phủ. Thông qua đó, cô cậu muốn cháu hiểu được giá trị di sản do cha ông để lại, hiểu được tinh thần dân tộc, tính nhân văn, tình yêu quê hương đất nước… Dưới sự che chở của Mẫu, cháu sẽ có cuộc đời bình an, mạnh khỏe, học hành giỏi giang.
Là những người có tâm theo Thánh, cô cậu cho biết: “Trên đời qua trọng nhất là có tâm. Có tâm thì con người ta làm được tất cả”. Trong nhiều năm qua, cô cậu luôn đi theo tiếng gọi của trái tim nhân ái, thậm chí nhiều lúc khó khăn nhưng cô cậu vẫn dành thời gian, công sức, tiền của để đi làm từ thiện. Hàng năm, cô cậu vẫn đi làm từ thiện, có những chuyến đi được định trước nhưng cũng có những chuyến đi do tình thế khẩn cấp ở những vùng thiên tai, bão lũ là cô cậu lại sắp xếp lên đường ngay. Cô cậu luôn cố gắng làm được nhiều việc ý nghĩa, giúp đỡ được nhiều người. Giúp những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, xoa dịu phần nào khó khăn, giúp họ vững tin trong xã hội luôn có những cánh tay sẵn sàng giúp đỡ họ.