Mùa xuân thăm chùa Bổ Đà
Chùa Bổ Đà, ngôi chùa cổ nổi tiếng vùng Đông Bắc, chùa nằm dưới chân núi Bổ Đà, thuộc xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang). Tương truyền, chùa có từ thời Lý, thế kỷ XVIII Bổ Đà trở thành thiền viện, trung tâm đào tạo tăng đồ dòng thiền Lâm Tế. Thắng tích Bổ Đà còn nổi tiếng với vườn tháp lớn và đẹp nhất Việt Nam. Tháng 12 năm 2016, chùa Bổ Đà chính thức được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Bí ẩn về bức tượng Phật Quan Thế Âm có khả năng hóa giải sóng thần ở Đà Nẵng chu du khắp Đông Á
Đó là bức tượng mang nhiều huyền tích, nhưng lại được chứng thực bởi hàng loạt người, trong đó có cả Nakamura Hodo (Hạ nghị sỹ Nhật Bản, tỉnh trưởng tỉnh Nagasaki) phải thân chinh đến tận nơi chiêm báo và rước vọng về để cầu mong phép nhiệm màu gìn giữ cho người dân thường trước những hiểm họa của sóng thần.
Viếng Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì
Núi Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn: ngọn cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m. Ở giữa là đỉnh Tản Viên cao 1.281m. Thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120m. Trên đỉnh ngọn núi Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản - một trong "tứ bất tử" theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc ngôi đền thờ một nhân vật lịch sử của thời đại: Đền thờ Bác Hồ.
Khám phá ngôi chùa cổ độc đáo nhất kinh Bắc
Chùa Bổ Đà được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016 và là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, là Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Những cổ vật vô giá của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam: Hành trình “truy tìm” cổ vật cung đình Huế (kỳ 2)
Trải qua những biến động của lịch sử, chiến tranh, loạn lạc, nên nhiều cổ vật cung đình Huế bị mất tích. Để lưu giữ lại hồn cốt của dân tộc, đã có nhiều nhà sưu tầm cổ vật đã không tiết công sức, tiền bạc, len lỏi khắp các ngõ hẻm, “ăn nằm” tại các bản làng vùng cao để tìm bằng được các cổ vật bị mất tích.
Vườn quế cổ thụ dưới chân núi Ngọc Linh
Nói đến H. Nam Trà My (Quảng Nam), nhiều người nghĩ ngay đến cây sâm Ngọc Linh nổi tiếng. Nhưng ở địa phương này, loại sản vật nổi tiếng không kém đó là quế Trà My - một sản vật đã có mặt tại nơi đây hàng trăm năm trước. Minh chứng cho điều đó là hiện tại ở địa phương này có những cây quế cổ thụ trên 100 năm tuổi. Ngoài sâm Ngọc Linh, quế Trà My cũng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và được bảo hộ thương hiệu trên toàn quốc.
Ngôi nhà cổ và vị Thượng thư của vùng đất An Nhơn
Vùng đất An Nhơn (Bình Định) với làng võ An Thái một thời trứ danh khắp nước vẫn còn lưu lại những dấu ấn cổ xưa dù qua năm tháng chiến tranh bị vùi dập. Đến làng Nhơn Nghĩa (được tách ra từ làng Thái Thuận trước đây) thuộc xã Nhơn Phúc, cách chợ An Thái tầm 100m là ngôi nhà cổ của gia đình ông Nguyễn Văn Bổng, nơi còn lưu giữ những giá trị lịch sử của một thời quá vãng...
<br>
Chùa Thiên Ấn và sự kỳ bí của “giếng phật”
Thiên Ấn (ở xã Tịnh Ấn, H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng của nước ta, nằm trên đỉnh núi cùng tên, với những câu chuyện ly kỳ về “giếng Phật”.
Khám phá ngôi chùa linh thiêng tại TP Vinh
Chùa Cần Linh hay còn gọi là chùa Sư nữ là ngôi chùa có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Chùa Cần Linh là trụ sở của Giáo hội phật giáo Việt Nam tại Nghệ An, được công nhận về mặt pháp lý và là điểm đến của nhiều người khi hành hương về với cõi Phật.
Những cổ vật vô giá của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam
Gần 145 năm tồn tại và phát triển (1802 - 1945) tại đất Thuận Hóa - Phú Xuân nay là TP Huế, nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều giá trị về văn hóa cũng như vật chất tinh thần. Trong đó có các cổ vật còn sót lại được cho là những vật linh thiêng tượng trưng cho sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn. Trải qua thời gian các cổ vật này bị hao mòn vì nhiều yếu tố khác nhau, và hiện tại dù kỹ thuật phát triển nhưng vẫn rất khó để có thể làm ra những nguyên bản như trước.
Hà Ra - Di tích thương cảng cổ
Ngày xưa, Bình Định nổi tiếng với những cảng cổ có từ thời các vương triều Champa kéo dài đến tận những thế kỷ sau này. Có thể kể đến một vài cảng thị tiêu biểu: Hà Ra (Phù Mỹ), Nước Mặn (Tuy Phước), Thị Nại (Quy Nhơn)…
Tục thờ Bà “tôn hiển” trong đời sống (Kỳ cuối)
Tục thờ Bà thường gắn liền với các huyền thoại, thần tích mang đầy yếu tố thần kì của ngư dân ở vùng sông nước Quảng Nam. Rồi, trải qua một quá trình lịch sử, tín ngưỡng này được người Quảng Nam củng cố và phát huy bằng nhiều sự tích và hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh xoay quanh cuộc đời và sự hiển linh của hình tượng một Bà Mẹ nhân từ và giàu đức hy sinh.
Nghi thức tế lễ đáng chú ý trong dịp tết nguyên đán ở chùa Linh Ứng, Đà Nẵng
Là một trong những địa điểm linh thiêng nổi tiếng ở miền Trung, mỗi dịp lễ tết, chùa Linh Ứng (Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng đón hàng lượt người tới hành lễ, cúng bái cầu an. Vậy nhưng, trong quá trình hành lễ nhiều người còn còn khá lúng túng khi chưa hiểu rõ cách lễ cho phù hợp trong khi tới đây. Để giải quyết những thắc mắc này, Thượng Tọa Thích Thiện Nguyện muốn hướng dẫn cho người dân những việc nên làm khi đến chùa cầu may những ngày đầu năm.
Chùa Thiên Trù “Biệt chiếm nhất nam thiên” giữa núi rừng Hương Sơn
Chùa Thiên Trù – Quần thể di tích chùa Hương, còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài. Với lối kiến trúc “Ngũ môn tam cấp” độc đáo, nơi đây được ví như “Biệt chiếm nhất nam thiên” giữa núi rừng Hương Sơn.