Câu hỏi quanh tấm bia của ngôi mộ hiệp táng chùa Ba Đồn
Trong hàng trăm ngôi chùa xứ Huế, có một ngôi chùa "không giống ai" nhưng lại được rất nhiều người biết tiếng, đó là chùa Ba Đồn.
Bí ẩn không lời giải trong giếng bán nguyệt tại miếu Bảo Hà
Cho đến tận bây giờ, vẫn không ai lý giải được vì sao sau khi đánh mấy hồi chiêng trống, quả bưởi hay vật gì đó được thả xuống giếng bán nguyệt lại có thể trôi xa đến 1,5km ra sông.
Lời đồn xoay quanh tảng đá chỉ điểm kho báu vua Chăm Pa
Truyền rằng 15 dòng chữ Chăm cổ được khắc trên hòn đá Chữ ở suối nước Hố Giang (thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) chính là bản đồ dẫn tới kho báu vua Chăm Pa được chôn cất ở khu vực này. Cùng với niềm tin đó, hàng chục năm qua, đã có hàng trăm hàng vạn người đến đây tìm vàng nhưng chẳng biết đã ai đạt được giấc mộng đổi đời.
Lễ hội Yên Tử và nguồn gốc ít ai biết
Vùng núi Yên Tử, nơi phát tích của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và cũng là nơi diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất cả nước dịp đầu xuân.
Chùa Thiên Mụ đẹp say lòng du khách khi tới Huế
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế, tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Du khách đã từng đến đây đều dành thời gian tìm về chốn tín ngưỡng - mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh.
Sự khác biệt giữa kiến trúc chùa miền Nam và miền Bắc
Tuy cùng là công trình kiến trúc Phật giáo, có thể cùng cả hệ phái Bắc Tông nhưng chùa miền Nam và chùa miền Bắc lại có không ít những điểm khác biệt từ cấu trúc, kiến trúc đến cách bài trí tượng thờ.
<br>
<br>
Chùa cổ Ngọa Cương, nét kiến trúc độc đáo
Nằm trên một ngọn núi cao thuộc xã Cảnh Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, chùa Ngọa Cương – ngôi cổ tự được xây từ thế kỷ 16 trở thành điểm tham quan ở Quảng Bình khá nổi tiếng. Điểm đến này đặc biệt ý nghĩa trong những hành trình du lịch hành hương dành cho khách chú trọng tìm hiểu về đời sống tinh thần tâm linh của nhiều du khách. Không chỉ ấn tượng với kiến trúc đẹp, chùa Ngọa Cương còn là di tích gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Du xuân khám phá động Hồ Công - chùa Thông
Dãy núi Xuân Đài, động Hồ Công và chùa Thông (Du Anh tự) thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc là điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân vãn cảnh, khám phá những điều tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nằm dưới chân dãy núi Xuân Đài, quanh năm bóng mát, cảnh vật tĩnh tại, chùa Thông vốn là ngôi chùa có lịch sử lâu đời. Tương truyền dưới thời Trần, khi công chúa Du Anh bị bệnh, thuốc thang đã nhiều mà vẫn không khỏi.
Tiếng thơm danh thắng Ngũ Hành Sơn
Ngay từ ngày mồng 1 Tết Đinh Dậu 2017, du khách gần xa đã dập dìu đến tham quan Khu Du lịch Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng). Đến danh thắng này, ai cũng ngỡ ngàng, say sưa nhìn ngắm, trầm trồ cảm phục trước vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên cùng bàn tay sáng tạo tài hoa của con người với nhiều sản phẩm mới về du lịch.
Linh thiêng một miền di tích
Nổi tiếng với cảnh đẹp nên thơ trữ tình đặc trưng của miền Tây xứ Thanh, đến với khu di tích đền Cửa Đặt vào dịp đầu xuân, du khách còn được lắng lòng trong không gian thiêng nổi tiếng khắp một vùng.
Hồn Việt giữa lòng thành phố
Du xuân Đinh Dậu, nếu du khách đến xứ Thanh hãy thử một lần bước chân vào không gian văn hóa Việt tọa lạc giữa lòng thành phố Thanh Hóa đang “thay da đổi thịt” từng ngày… Thời buổi mà đô thị hóa ngày càng nhanh, làng quê ngày một bị thu hẹp thì ở thành phố ồn ào, náo nhiệt có những “khoảng trống” mà bàn tay con người sắp đặt, tạo dựng để có một không gian văn hóa phục vụ cho du khách và cư dân bản địa quả là việc đáng khích lệ.
Ngôi chùa xây từ trên xuống (bài 2)
Ngôi chùa với lầu tháp cao vời vợi có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi nơi trong thành phố vốn đã là điều khá đặc biệt ở phố núi Pleiku vốn chập chùng uốn lượn, thế nhưng điều mọi người cảm thấy kỳ lạ và vô cùng đặc biệt ở ngọn tháp ấy là việc ngọn tháp được xây “từ trên nóc xuống” và khi nhìn từ xa tất cả mọi người đều có thể thấy được điều đó.
Khám phá ngôi chùa từng được coi là đệ nhất tùng lâm của Thăng Long xưa
Không chỉ được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, vẻ bề thế của kiến trúc, hài hòa của không gian khiến cho chùa Láng (quận Đống Đa) từng được coi là đệ nhất tùng lâm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.
Ngôi chùa với những dấu chân kỳ lạ trên mặt đá
Chùa Chân Tiên tọa lạc lưng chừng đỉnh Am Tiên là một trong những ngôi chùa cổ khá nổi tiếng về sự linh thiêng ở Hà Tĩnh. Người ta biết đến ngôi chùa này nhiều hơn bởi xung quanh chùa có nhiều tảng đá với những dấu chân kỳ lạ gắn liền với nhiều huyền thoại về các nàng tiên nữ.
<br>