Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt
Chùa Tây Thiên tọa lạc trên một ngọn đồi cao 300m so với mực nước biển, phía sau là rừng, phía trước là cánh đồng mênh mông. Kiến trúc chùa được đánh giá là độc nhất vô nhị, mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt.
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
Chùa Keo (Thần Quang tự), thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Nguyễn Tri Phương và đền thờ Trung Hiếu “nhất gia tam kiệt”
Đền thờ Nguyễn Tri Phương còn gọi là đền Trung Hiếu, hay đền “nhất gia tam kiệt”, tọa lạc tại làng Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh TT Huế. Hơn 140 năm qua, ngôi đền này trở thành biểu tượng cho lòng trung hiếu nhân nghĩa đối với người dân làng Trung Thạnh.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
Kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Braxin ngày 31/7/2010 đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): minh chứng cho sự giao lưu giữa các ảnh hưởng đến chủ yếu từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa ở phía Nam, tiêu chí (iii): minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu dài của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là một trung tâm quyền lực liên tục từ TK 7 cho đến tận ngày nay, và tiêu chí (vi): liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa - lịch sử quan trọng.
Khám phá chùa Khmer đẹp và lớn nhất Nam bộ
Người Khmer Nam bộ, Phật giáo là một phần của cuộc sống và họ đã kiến tạo một nền văn hóa rực rỡ gắn liền với Phật giáo Nam tông. Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, tinh thần của cộng đồng nên được xây dựng bề thế, trang nghiêm, chạm khắc rất tinh tế với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút, nằm giữa khuôn viên rộng để bà con đến làm lễ, vui chơi…
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Trường Cửu
Ngày 26/01/2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Định tổ chức “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Trường Cửu” tại xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
<br>
Lễ hội chùa Côn Sơn
Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun.
Xứ Quảng - “một điểm đến hai di sản”
Những ngôi nhà với mái ngói cổ kính, giàn hoa giấy rủ xuống những mảng tường rêu phong, ánh đèn lồng lung linh của phố cổ Hội An; sự trầm mặc tĩnh lặng của thánh địa Mỹ Sơn - đã và đang tạo nên sức hút kỳ lạ đối với du khách trong và ngoài nước, khi đến Quảng Nam -nơi được biết đến với “Một điểm đến-hai Di sản”.
Chùa Keo Thái Bình - chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
Chùa Keo, xưa có tên là "Thần Quang Tự", nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Việt, có từ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hằng năm, Hội xuân chùa Keo diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng.
Tìm về cội nguồn lễ hội vật Làng Sình
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày hội vật mùng 10 tháng giêng”. Đã từ lâu, người dân làng Sình (thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế) dù đang ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền đất nước thì đến ngày mùng 10 tết âm lịch lại rộn ràng hướng về hội vật.
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi: “Báu vật sống” của nhã nhạc cung đình Huế
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi là thành viên duy nhất còn sót lại của ban nhạc Hòa Thanh - ban nhạc phục vụ cho hai đời vua Khải Đinh và Bảo Đại. Hơn 100 năm tuổi đời, hiện giờ cụ chính là “báu vật sống” của âm nhạc cung đình Huế tại Việt Nam.
Long An bảo tồn nghề dệt chiếu lác - di sản phi vật thể quốc gia
Nghề dệt chiếu lác (cói) đã gắn liền với quá trình đi khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Bí ẩn tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar được coi là danh thắng bậc nhất của Nha Trang - Khánh Hoà, một quần thể đền thờ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.
Kon Tum: Sử thi Ba Na - Rơ Ngao đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Sử thi của người Ba Na - Rơ Ngao tỉnh Kon Tum đã chính thức đón bằng của Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.