Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại quê ngoại - làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Chính cái nôi của quê hương giàu truyền thống, bản sắc văn hóa xứ Nghệ cùng tình cảm yêu thương của gia đình đã góp phần hình thành nên nhân cách và tư tưởng của Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.
<br>
Chùa Bà Đanh - di tích nổi tiếng tại Hà Nam
Chùa Bà Đanh được biết đến rộng rãi không phài vì ngôi chùa này đông người tìm về hành hương hay đông khách thăm quan du lịch mà di tích này được biết đến bởi câu ví von “Vắng như chùa Bà Đanh”.
Chữ viết của người Dao
Người Dao ở Bắc Kạn có lịch sử lâu đời. Trong văn hóa của người Dao có sự tiếp thu, giao thoa văn hóa với các cộng đồng tộc người lân cận địa bàn cư trú, mà một trong những biểu hiện nổi bật là chữ viết của người Dao - một số nhà nghiên cứu gọi là chữ “Nôm Dao”.
Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc
Theo Địa chí Tây Ninh, cách đây trên 300 năm, những người dân Việt đầu tiên đã tiến về phương Nam, khai phá đất đai ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, lập nên những khu dân cư mới. Khu Bình Tịnh – Phước Lộc là khu đất đầu tiên của Tây Ninh được khai phá và làng Bình Tịnh, xã An Tịnh, làng Gia Lộc, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng là 2 làng cổ nhất của Tây Ninh.
Di tích lịch sử Pác Bó
Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).
Ca trù
Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.
<br>
Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa
Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tại địa điểm này đã có dấu tích của văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm. Khoảng 4.000 năm trước, những cư dân thuộc văn hóa Phùng Nguyên cũng đã định cư trên mảnh đất này. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha.
Bia Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi - Bảo vật vô giá của quốc gia
Trong số 12 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 3) có Bia Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi. Đây là bảo vật độc đáo, mang trong mình những giá trị lịch sử sâu sắc.
Hát Xoan
Hát Xoan - một loại hình nghệ thuật truyền khẩu đặc sắc, còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng ở nước ta. Đến nay, Hát Xoan đã trở thành một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo ở tỉnh Phú Thọ.
<br>
Di tích lịch sử Bạch Đằng
Khu di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 - Âm lịch) năm 1288.
Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt
Chùa Tây Thiên tọa lạc trên một ngọn đồi cao 300m so với mực nước biển, phía sau là rừng, phía trước là cánh đồng mênh mông. Kiến trúc chùa được đánh giá là độc nhất vô nhị, mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt.
Quần thể Di tích cố đô Huế
Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.