Niềm vui từ sự trở lại của trò diễn Chèo Chải
Nói đến múa Chèo Chải người ta thường nhớ tới huyện Hoằng Hóa của xứ Thanh. Vốn dĩ là trò diễn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác, Chèo Chải đã trở thành một phần của đời sống văn hóa người dân nơi đây.
Làng gốm Bàu Trúc - nét đặc trưng văn hóa truyền thống dân tộc Chăm
Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Đặc biệt, mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đưa nghệ thuật làm gốm truyền thống này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Chá Chiêng - nét văn hóa độc đáo của người Thái ở xã Trung Hạ
Lễ hội Chá Chiêng của người Thái, xã Trung Hạ (Quan Sơn) là một sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo nằm trong kho tàng văn hóa chung của cộng đồng người Thái xứ Thanh.
Tháng 10 về Dinh Thầy khai hội
Đây là cảm nhận chung của rất đông du khách thập phương khi đổ về đây dự lễ hội hàng năm. Nhìn dòng người tấp nập, với đầy đủ biển số xe ở các tỉnh, thành mùa lễ hội năm nay mới thấy sức hút của điểm đến này. Lễ hội Văn hóa – Du lịch Dinh Thầy Thím thị xã La Gi năm 2016 chính thức diễn ra từ ngày 14/10 – 16/10 (nhằm ngày 14 – 16/9 âm lịch) với nhiều hoạt động dân gian tại khu lăng mộ, dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến) và các địa điểm tham quan du lịch của thị xã La Gi.
Độc đáo nhạc ngũ âm
Nhạc cụ ngũ âm (tiếng Khmer gọi là Phlêng Pinpeat), là dàn nhạc truyền thống tiêu biểu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Khmer, thường xuất hiện ở các dịp lễ hội quan trọng diễn ra trong chùa hoặc khi có đám tiệc tại các phum, sóc…
Di sản ở vùng cao xứ Quảng
Xứ Quảng là vùng đất giàu có di sản. Nếu vùng đồng bằng nổi tiếng với hai di sản văn hóa được UNESCO công nhận là khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An thì miền núi có nhiều di sản thiên nhiên và di sản nhân văn độc đáo của các dân tộc. Mỗi lần đến đây ta như phát hiện ra nhiều điều bí ẩn về văn hóa tộc người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Hát then, đàn tính trên đất Cư Êwi
Dù xa quê hương Cao Bằng đã hơn 20 năm nhưng những người dân tộc Tày đang sinh sống trên mảnh đất Cư Êwi (huyện Cư Kuin) vẫn lưu giữ được truyền thống văn hóa hát then, đàn tính.
Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Thanh Hóa
Dân ca là những tác phẩm thanh nhạc có lời, là một trong những hợp phần của âm nhạc dân gian, được quần chúng góp phần sáng tạo và biểu diễn phục vụ nhu cầu của họ trong cuộc sống cũng như sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Những sáng tạo của họ chủ yếu bằng cảm xúc và kinh nghiệm, được lưu truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng.
TP Sầm Sơn tổ chức lễ hội Cầu Ngư - Bơi Chải
Trong các ngày 8 - 9/6 (tức ngày 14 -15 tháng 5, Đinh Dậu), UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức Lễ hội Cầu Ngư - Bơi Chải năm 2017. Đây là lễ hội truyền thống tâm linh giàu tính nhân văn của ngư dân vùng biển Thanh Hóa, đồng thời tạo thêm sản phẩm góp phần phát triển du lịch biển Sầm Sơn.
Tưng bừng lễ hội Bánh Chưng - Bánh Giầy
Sáng 6/6 (tức ngày 12/5âl), TP Sầm Sơn tổ chức Lễ hội Bánh Chưng - Bánh Giầy 2017 với sự tham gia của 11 xã, phường trên địa bàn.
Độc đáo lễ Kiết giới Sây Ma
Chùa Hạnh Phúc Tăng (tức chùa Săngkhamăngcol, tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành- Vũng Liêm, Vĩnh Long) đã trọng thể tổ chức lễ Kiết giới Sây Ma, còn gọi là lễ “Khánh thành nhà mới cho Phật” trong 3 ngày: 17, 18 và 19-2-2017.
Chè thốt nốt – đặc sản An Giang
Chỉ bằng những trái thốt nốt đã được cắt sạch vỏ, nước cốt dừa, đường thốt nốt đã có thể tạo nên một món chè độc đáo đượm hương vị béo ngậy của nước dừa, vị ngọt thanh của đường, sự mềm dẻo của các lát thốt nốt.
Giá trị nghệ thuật kiến trúc và văn hoá lịch sử tại các di tích thờ Mẫu
Hầu hết các di tích lịch sử - văn hoá thờ Mẫu ở Thanh Hóa đều tồn tại từ lâu đời, có di tích được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Do nhiều lý do như chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt, các công trình kiến trúc này được xây dựng và tu sửa nhiều lần nhưng vẫn không mất đi dáng vẻ, phong cách nghệ thuật kiến trúc văn hoá độc đáo của dân tộc. Nhưng điều đáng nói nhất ở các di tích này chính là giá trị lịch sử còn nguyên vẹn.
Quảng Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội xuống đồng "Về miền di sản văn hóa Quảng Yên"
Lễ hội Xuống Đồng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh tên gọi xuất phát từ tục làm lễ “Hạ Điền” và lễ “Thượng Điền” của cư dân vùng sông nước đảo Hà Nam sẽ tổ chức vào đầu tháng 6 âm lịch hàng năm, trước khi người dân nơi đây vào vụ cấy lúa mùa. Lễ hội sẽ diễn ra tại Đình Cốc với nghi lễ tế Thần Nông và nghi lễ cấy “Xứng Đồng” (Cấy cây lúa đầu tiên) còn gọi là lễ “Hạ Điền”.