Dưới chân non Tản, từ Đồng Mô đến Đà giang
Hồ Đồng Mô nằm trên địa bàn thị xã Sơn Tây và một phần đất của huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, trung tâm của xứ Đoài, cửa ngõ phía Tây có non Tản linh thiêng che chắn cho kinh thành Thăng Long xưa kia. Hồ ấy nằm trên một vùng đất cổ gắn liền với rất nhiều huyền thoại hạ sơn trị thủy của người Việt cổ, nổi bật là truyền thuyết về cuộc chiến của Sơn Tinh với Thủy Tinh.
Đặc sắc Lễ hội nghè Vích
Nghè Vích thuộc xã Hải Lộc (Hậu Lộc), nằm bên cửa biển Lạch Trường, ranh giới giữa hai huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc. Năm 2012, nghè Vích đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Gắn liền với di tích này, Lễ hội nghè Vích đã được duy trì tổ chức, là một di sản đậm đặc bản sắc văn hóa biển.
Về làng Vĩnh Gia nghe hát chèo
Xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) là vùng đất có truyền thống hát chèo, với cả 2 làng (Vĩnh Gia và Phượng Mao) đều có CLB hát chèo. Trong số đó CLB hát chèo làng Vĩnh Gia đã để lại ấn tượng qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, hội làng, sự kiện lớn của quê hương, góp phần phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Nói đến Tây Nguyên người ta thường nghĩ ngay đến nhà rông, nhà gươi… và loại hình nhạc cụ cồng chiêng, bởi đó là biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây nguyên.
Người Giáy ở Hà Giang bảo tồn lễ hội “múa trống”
Ngoài những nét phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa, nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ hội “múa trống” của người Giáy ở xã Tát Ngà được xem là lễ hội “độc nhất vô nhị” trên miền cực Bắc.
Đặc sắc lễ hội xuống đồng của cư dân vùng Hà Nam
Lễ tế Thần Nông và Thành hoàng diễn ra cầu mong các thần phù hộ cho dân làng một mùa vụ tươi tốt, ấm no, nhà nhà hạnh phúc.
Niềm vui từ sự trở lại của trò diễn Chèo Chải
Nói đến múa Chèo Chải người ta thường nhớ tới huyện Hoằng Hóa của xứ Thanh. Vốn dĩ là trò diễn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác, Chèo Chải đã trở thành một phần của đời sống văn hóa người dân nơi đây.
Tôn vinh những giá trị hát Văn, hát Chầu văn
Tối 24.6 tại di tích Đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã diễn ra lễ đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội Đền Lảnh Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc 2017.
Lễ hội Hàn Sơn linh thiêng và thơ mộng
Những ngày đầu tháng 6 (âm lịch), có dịp về xã Châu Lộc (Hậu Lộc), du khách sẽ được đắm mình trong không khí tấp nập của Lễ hội Hàn Sơn. Cụm di tích Hàn Sơn nổi tiếng thơ mộng và hữu tình bởi trên có dãy núi Sơn Trang bao phủ, dưới có sông, ghềnh đá nơi sông Mã tách dòng trước khi về biển cả, nơi một tiếng gà gáy cả 6 huyện cùng nghe...
Làng gốm Bàu Trúc - nét đặc trưng văn hóa truyền thống dân tộc Chăm
Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Đặc biệt, mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đưa nghệ thuật làm gốm truyền thống này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Chá Chiêng - nét văn hóa độc đáo của người Thái ở xã Trung Hạ
Lễ hội Chá Chiêng của người Thái, xã Trung Hạ (Quan Sơn) là một sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo nằm trong kho tàng văn hóa chung của cộng đồng người Thái xứ Thanh.
Tháng 10 về Dinh Thầy khai hội
Đây là cảm nhận chung của rất đông du khách thập phương khi đổ về đây dự lễ hội hàng năm. Nhìn dòng người tấp nập, với đầy đủ biển số xe ở các tỉnh, thành mùa lễ hội năm nay mới thấy sức hút của điểm đến này. Lễ hội Văn hóa – Du lịch Dinh Thầy Thím thị xã La Gi năm 2016 chính thức diễn ra từ ngày 14/10 – 16/10 (nhằm ngày 14 – 16/9 âm lịch) với nhiều hoạt động dân gian tại khu lăng mộ, dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến) và các địa điểm tham quan du lịch của thị xã La Gi.
Độc đáo nhạc ngũ âm
Nhạc cụ ngũ âm (tiếng Khmer gọi là Phlêng Pinpeat), là dàn nhạc truyền thống tiêu biểu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Khmer, thường xuất hiện ở các dịp lễ hội quan trọng diễn ra trong chùa hoặc khi có đám tiệc tại các phum, sóc…
Di sản ở vùng cao xứ Quảng
Xứ Quảng là vùng đất giàu có di sản. Nếu vùng đồng bằng nổi tiếng với hai di sản văn hóa được UNESCO công nhận là khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An thì miền núi có nhiều di sản thiên nhiên và di sản nhân văn độc đáo của các dân tộc. Mỗi lần đến đây ta như phát hiện ra nhiều điều bí ẩn về văn hóa tộc người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.