Thư mời nghệ nhân, thanh đồng tham gia Khảo sát về Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu

19/04/2024 23:22

Theo dõi trên

Theo kế hoạch, Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển sẽ phát hành cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn Văn hóa” vào tháng 6 năm 2024.

dh-365474747854-1713545244.jpg
TS. Phạm Việt Long, Chủ tịch Hội đồng Quản lý trao Chứng nhận cho nghệ nhân Đoàn Văn Bắc tham gia Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt do Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển tổ chức năm 2023

Sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn Văn hóa” là công trình nghiên cứu khoa học sâu sắc, khám phá các khía cạnh của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần, xã hội và văn hóa của người Việt. Tín ngưỡng này không chỉ gắn liền với niềm tin tâm linh mà còn thể hiện qua các hình thức nghệ thuật đa dạng như văn học, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và kiến trúc, phản ánh sự sáng tạo và khả năng thích ứng với thời đại của người Việt. Đây là công trình nghiên cứu của TS. Phạm Việt Long - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển.

Để làm sáng tỏ bức tranh đa dạng về nghệ thuật hầu đồng, cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn Văn hóa” sẽ tuyển chọn để đăng tải các ý kiến khảo sát, cũng như ghi chép lại những quan điểm đầy tính chuyên môn từ các nghệ nhân, thanh đồng có nhiều kinh nghiệm, qua đó phản ánh một cách chân thực nhất về hoạt động của các nghệ nhân, thanh đồng để phục vụ công tác nghiên cứu.

Sau đây là các câu hỏi khảo sát:

1. Nghệ nhân cho biết họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại? 

2. Nghệ nhân có thể mô tả quá trình nghệ nhân trở thành một thanh đồng? 

3. Nghệ nhân nghĩ gì về tầm quan trọng của thực hành tín ngưỡng Mẫu trong xã hội Việt Nam hiện đại? Theo nghệ nhân, đạo Mẫu có những ảnh hưởng như thế nào đối với cộng đồng và gia đình của nghệ nhân?

4. Nghệ nhân có thể chia sẻ một số trải nghiệm đáng nhớ trong quá trình thực hành tín ngưỡng của mình? Thời gian 1 năm nghệ nhân thực hành bao nhiêu lần, như thế nào, chi phí ra sao?

5. Nghệ nhân có thấy hiện tượng nào thể hiện biến tướng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu không? Cụ thể? Biện pháp khắc phục?

6. Theo nghệ nhân, làm thế nào để phát huy được Tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội ngày nay? Việc thực hành có nên đưa lên sân khấu không? Làm thế nào để vừa giữ được tính thiêng, vừa làm cho thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lan tỏa được trong xã hội?

7. Có nên sáng tác các điệu hát, múa dựa trên nghệ thuật thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu không? Ai có thể làm việc này?

Trả lời các câu hỏi khảo sát trên, xin mời các nghệ nhân, thanh đồng liên hệ ông Nguyễn Danh Hoà - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển. Điện thoại và Zalo: 0904 894 444. Các nghệ nhân, thanh đồng chọn ảnh phù hợp sẽ được tuyển chọn in vào sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn Văn hóa” của Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển.

P.V
Bạn đang đọc bài viết "Thư mời nghệ nhân, thanh đồng tham gia Khảo sát về Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.