Theo đó, các di tích được xếp hạng đợt này gồm: Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình); Di tích lịch sử Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định); Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang); Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La); Di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang); Di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị); Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa); Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến (thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên); Di tích khảo cổ Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng).
Tỉnh Bắc Ninh có hai di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt gồm: Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh); Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
Hà Nội tiếp tục là địa phương có nhiều di tích quốc gia đặc biệt nhất với ba di tích được công nhận gồm: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc (huyện Sóc Sơn); Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.