Ông vua ăn chơi trác táng nhất trong lịch sử phong kiến

04/10/2017 16:14

Theo dõi trên

Bản thân vua Lê Tương Dực lại thích ăn chơi xa xỉ, nhà vua trẻ tuổi này đã sai Vũ Tô Như người Cẩm Giang, xuất thân làm thợ mộc, đứng ra vẽ kiểu rồi được làm Đô đốc chỉ huy xây dựng Cửu Trùng Đài 9 tầng cao ngất và cung điện lớn 100 nóc đồ sộ nguy nga vô cùng tốn kém.



(Ảnh minh họa Internet)

Trước điện, Lê Tương Dực cho đào hồ có kênh dẫn quanh co ăn thông với sông Tô Lịch để chở thuyền nhẹ ra vào  rong chơi, nhà vua lại còn sai đóng thuyền lớn, bắt cung nữ trần truồng chèo thuyền cùng vua ăn chơi trác tác ở trên Hồ Tây.
 
Lê Tương Dực, tên húy là Lê Óanh, sinh năm Quý Sửu 1493, mất năm Bính Tý 1516, là con trai của Kiến Vương (Lê Tân) và là cháu nội của vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497), thân mẫu là bà Huy Từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên.
 
Năm Kỷ Tỵ 1509, Lê Óanh lúc đó đang làm Giản Tu Công Óanh, giết chết được vua Lê Uy Mục, tự lập làm vua, hiệu là Lê Tương Dực, đặt niên hiệu là Hồng Thuận.
 
Sau khi lên làm vua, Lê Tương Dực đã phong cho những người  giúp mình giành được thắng lợi trong cuộc tranh quyền đoạt vị làm những chức vụ to như Nguyễn Văn Lang làm Nghĩa Quốc Công, Lê Quảng Độ làm Thiệu Quốc Công, Lê Bá Lân làm Uy Quận Công, Trịnh Duy Đại làm Văn Quận Công. Con trai của Nguyễn Văn Lang là Nguyễn Hoằng Dụ làm Yên Hòa Hầu, Trịnh Duy Sản là em trai của Trịnh Duy Đại làm Mỹ Huệ Hầu v.v…
 
Bản thân vua Lê Tương Dực lại thích ăn chơi xa xỉ, nhà vua trẻ tuổi này đã sai Vũ Tô Như người Cẩm Giang, xuất  thân làm thợ mộc, đứng ra vẽ kiểu rồi được làm Đô đốc chỉ huy xây dựng Cửu Trùng Đài 9 tầng cao ngất và cung điện lớn 100 nóc đồ sộ nguy nga vô cùng tốn kém. Trước điện, Lê Tương Dực cho đào hồ có kênh dẫn quanh co ăn thông với sông Tô Lịch để chở thuyền nhẹ ra vào  rong chơi, nhà vua lại còn sai đóng thuyền lớn, bắt cung nữ trần truồng chèo thuyền cùng vua ăn chơi trác tác ở trên Hồ Tây.
 
Trước sự ăn chơi trác tang của vua Lê Tương Dực, dân chúng trong cả nước cùng với binh sỹ, nha môn phải ngày đêm nai lưng đào hào, đắp thành, xây dựng cung điện và đóng thuế nặng nề, nộp vào kho để cho nhà vua tiêu dùng, nhân dân vô cùng cơ cực, nhiều người bị hành hạ đánh đập đến chết. Vua Lê tương Dực còn  hoang dâm vô độ, tư thông với cả các cung nữ của đời vua trước để lại ở trong cung. Không chỉ ăn chơi, mà Lê Tương Dực còn thích hiếu sát, chỉ vì nghe lời bọn nịnh thần, Lê Tương Dực đã giết một lúc 15 vương công trong hoàng tộc, những việc làm của vua Lê Tương Dực lại dẫm lên vết xe đổ của vua Lê Uy Mục trước đó.
 
Thấy vua Lê Tương Dực làm nhiều điều trái với luân thường đạo lý, Mỹ Huệ Hầu  là Trịnh Duy Sản ra sức can ngăn nhà vua, nhưng Lê Tương Dực không nghe lời nói thẳng, mà còn đem Trịnh Duy Sản ra đánh bằng trượng. Vì vậy mà Trịnh Duy Sản đã căm tức, bèn cùng với Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập. Trịnh Duy Sản đã chuẩn bị binh quyền khí giới rồi họp với Lê Quảng Độ ở bến Thái Cực (ngày nay gần phố Hàng Đào, Hà Nội), phao tin là đem quân đi đánh giặc, nhân đêm tối họ đem hơn 3000 binh sỹ tiến vào cử Bắc phóng lửa đốt.
 
 Khi thấy có lửa cháy, vua Lê Tương Dực tưởng có giặc kéo đến, bèn lẻn vào cửa Bảo Khánh để trốn, đến tờ mờ sáng, vua băng qua cửa Thái học để đến hồ Chu Tước ở phường Bích Câu (ngày nay thuộc khu vực phường Bích Câu, Hà Nội), thì nhà vua gặp ngay Trịnh Duy Sản, nhà vua bèn hỏi Trịnh Duy Sản: “Giặc ở đâu”? thì Trịnh Duy Sản không trả lời, mà quay mặt đi nơi khác và cười ầm lên. Vua Lê Tương Dực quay ngựa chạy về phía tây, Trịnh Duy Sản liền sai võ sỹ tên là Hạnh đuổi theo đâm cho nhà vua một giáo ngã ngựa chết ngay lập tức, sự kiện trên xảy ra vào năm Bính Tý 1516. Vua Lê Tương Dực mất, hưởng dương được 23 tuổi, sau khi chết thi hài của Lê Tương Dực được đem về chôn ở lăng Ngự thiên.
 
Vương Quốc Hoa

Bạn đang đọc bài viết "Ông vua ăn chơi trác táng nhất trong lịch sử phong kiến" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.