Nhưng Lưu Bang rất hào sảng, phóng khoáng, thích rượu chè với bạn bè, đã hám rượu lại còn đam mê tửu sắc. Lưu Bang còn thường tụ tập bận bè để đánh bạc. Vì vậy mà khi Lữ Trĩ lấy Lưu Bang, thì Lưu Bang lúc ấy vẫn đang còn rất nghèo và vẫn quen thói ăn chơi, cho nên mọi kế sinh nhai lo cho gia đình trong nhà đều do một tay Lữ Trĩ chăm lo vun vén.
Nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc
21/11/2017 22:41
Hiện nay, có rất nhiều sách, báo, tài liệu tại Việt Nam ghi chép Võ Tắc Thiên (624 – 705) là vị nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Thật ra ghi chép như vậy là hoàn toàn không chính xác, bởi vì trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, ngoài Võ Tắc Thiên ra còn có một người phụ nữ cũng đã từng làm vua, và người đó chính là Lữ Hậu thời kỳ nhà Tây Hán. Như vậy trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có đến hai người Phụ nữ đã từng làm vua, chứ không phải Võ Tắc Thiên là người duy nhất.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc với thời gian tổng cộng là 2132 năm (tính từ năm 221 Tr.cn – 1911) có tới 341 vị vua trị vì của tất cả các triều đại, trong số đó chỉ có duy nhất hai người phụ nữ đã từng làm vua, đó là Lữ Hậu thời nhà Hán, và Võ Tắc Thiên thời nhà Đường.
Hiện nay có rất nhiều sách, báo, tài liệu tại Việt Nam ghi chép Võ Tắc Thiên (624 – 705) là vị nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Thật ra ghi chép như vậy là hoàn toàn không chính xác, bởi vì trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, ngoài Võ Tắc Thiên ra còn có một người phụ nữ cũng đã từng làm vua, và người đó chính là Lữ Hậu thời kỳ nhà Tây Hán. Như vậy trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có đến hai người Phụ nữ đã từng làm vua, chứ không phải Võ Tắc Thiên là người duy nhất.
Lữ Hậu (241 Tr.cn – 180 Tr.cn), tên là Lữ Trĩ, sinh năm Canh Thân 241 Tr.cn, tự là Hữ Ngư, quê ở Đôn Phụ, Sơn Dương (ngày nay thuộc huyện Đơn, tỉnh Sơn Đông). Thân sinh của Lữ Hậu là Lữ Công, sau khi đến huyện Bái (ngày nay thuộc huyện Bái, tỉnh Giang Tô) quen biết Lưu Bang (256 Tr.cn – 194 Tr.cn), Lữ Công liền đem gã Lữ Trĩ cho Lưu Bang.
Nhưng Lưu Bang rất hào sảng, phóng khoáng, thích rượu chè với bạn bè, đã hám rượu lại còn đam mê tửu sắc. Lưu Bang còn thường tụ tập bận bè để đánh bạc. Vì vậy mà khi Lữ Trĩ lấy Lưu Bang, thì Lưu Bang lúc ấy vẫn đang còn rất nghèo và vẫn quen thói ăn chơi, cho nên mọi kế sinh nhai lo cho gia đình trong nhà đều do một tay Lữ Trĩ chăm lo vun vén.
Nhưng Lưu Bang rất hào sảng, phóng khoáng, thích rượu chè với bạn bè, đã hám rượu lại còn đam mê tửu sắc. Lưu Bang còn thường tụ tập bận bè để đánh bạc. Vì vậy mà khi Lữ Trĩ lấy Lưu Bang, thì Lưu Bang lúc ấy vẫn đang còn rất nghèo và vẫn quen thói ăn chơi, cho nên mọi kế sinh nhai lo cho gia đình trong nhà đều do một tay Lữ Trĩ chăm lo vun vén.
Lữ Trĩ từ khi lấy Lưu Bang, không hề tỏ ra chê bai hay ghét bỏ, thấm thoát cũng được mấy năm trôi qua. Lữ Trĩ từ một cô tiểu thư yêu kiều, đã trở thành một nông dân thực sự, quanh năm vất vả ngày ngày ra đồng cày cấy để làm lụng nuôi cả gia đình.
Lữ Trĩ sinh được hai người con, một trai, một gái. Người con trai đặt tên là Lưu Doanh (sau này là Hán Huệ Đế), còn người con gái đặt tên là Lỗ Nguyên (sau này là Lỗ Nguyên công chúa). Dưới thời nhà Tần (221 Tr.cn – 206 Tr.cn) Lưu Bang làm Đình Trưởng, một chức quan nhỏ ở huyện Bái, một lần dẫn tù nhân ở huyện Bái đến Lệ Sơn đi xây dựng Vạn lý trường thành, nhưng do trễ hẹn vì đường khó đi. Pháp luật nhà Tần lúc bấy giờ theo đường lối Pháp gia trị nước rất là hà khắc, việc Lưu Bang không dẫn giải tù binh đúng hẹn đến nơi giải tù binh thì phải chịu tội rất nghiêm là chém đầu.
Lưu Bang không cam chịu chết, liền thả hết số tù nhân và trốn đi cùng với mười mấy tráng sỹ trong đó, từ đấy Lưu Bang bắt đầu chiêu tập binh mã khởi nghĩa chống lại nhà Tần.
Việc Lưu Bang bỏ trốn liên lụy đến cả vợ con, Lữ Trĩ và hai con bị quan phủ bắt giam vào nhà đá chờ ngày xét xử, nhưng sau đó Lữ Trĩ may mắn thoát được kiếp nạn, bởi vì lúc bấy giờ quân khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo đã vào đến huyện Bái, phá nhà lao thả tất cả các tù nhân, do đó Lữ Trĩ cùng hai con được thả ra khỏi nhà giam.
Về phần của Lưu Bang, sau khi bỏ trốn cũng theo quân khởi nghĩa và làm tướng lớn ở trong quân khởi nghĩa. Năm 206 Tr.cn, Lưu Bang cùng Hạng Vũ tiến quân vào kinh đô Hàm Dương, vương triều nhà Tần bị tiêu diệt. Nhưng sau đó xảy ra cuộc chiến tranh “Hán – Sở tranh hùng”, trong thời gian đó, Lữ Trĩ dẫn hai con bỏ chạy khỏi huyện Bái trước khi quân của Hạng Vũ đến.
Nhưng khi chạy đến Bào Trung thì bị lạc đường, và Lữ Trĩ đã bị quân của Hạng Vũ bắt được, còn Lưu Doanh và Lỗ Nguyên thì mây mắn thoát được, và chạy đến được doanh trại của quân Lưu Bang. Đến tháng năm 206 Tr.cn, chiến tranh Hán – Sở tạm ngừng, Lữ Trĩ được Hạng Vũ trao trả lại cho Lưu Bang, vì vậy mà cả gia đình Lữ Trữ mới được đoàn tụ.
Năm 202 Tr.cn, cuộc chiến tranh Hán – Sở kết thúc, Lưu Bang giành thắng lợi. Sau khi bình định được thiên hạ, Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế, Lữ Trĩ được phong làm chính cung Hoàng hậu, và từ đây cuộc đời của Lữ Trĩ bắt đầu thay đổi. Vốn là một người phụ nữ cứng cỏi, quyết đoán, và không phải là một người phụ nữ bình thường, Lữ Trĩ lúc này mới thực sự bộc lộ là một con người đầy thủ đoạn và gian ác.
Thỏ chết thì chó săn và chim ưng cũng thường bị giết, đó là thuật dùng người thường thấy ở các bậc đế vương Trung Hoa. Lưu Bang sau khi đánh bại Hạng Vũ, lên ngôi Hoàng đế đã tìm cách sát hại các công thần như Anh Bố, Hàn Tín, Bành Việt. Mọi việc trừ khử các công thần dều do Lữ Trĩ bày mưu tính kế, vì vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, các bậc công thần như Anh Bố, Bành Việt, hàn Tín đều bị giết chết một cách thê thảm, Lưu Bang thấy Lữ Trĩ có mưu mẹo, nhưng quá độc ác, và từ đó càng không dám coi thường Lữ Trĩ.
Lưu Bang vốn là một người háo sắc, sau khi bình định được thiên hạ, Lưu Bang thường tìm nhiều cung nữ xinh đẹp ở trong cung để thỏa mãn dục vọng, và người được Lưu Bang sủng ái nhất đó là Thích Phu Nhân. Vì vậy mà Lữ Trĩ đã nổi thói ghen và căm gét Thích Phu Nhân đến tận xương tủy, và chỉ chờ có dịp để trả thù Thích Phu Nhân.
Nhưng lúc bấy giờ Lưu Bang đang còn sống, cho nên Lữ Trĩ không làm được gì, lòng yêu mến bị mất đi, nhưng dòng dõi vẫn giữ lại được, con trai của Lữ Trĩ là Lưu Doanh được lập làm Thái tử. trong thời gian đó, Lữ Trĩ phải ngậm hờn nuốt giận hơn 10 năm trời cho đến khi Lưu Bang qua đời vào năm 194 Tr.cn.
Lưu Bang đã mất được 4 ngày, nhưng Lữ Trĩ vẫn chưa chịu cho phát tang, vì Lữ Trĩ định diệt trừ các công thần vây cánh của nhà họ Lưu, nhưng do vây cánh của nhà họ Lưu còn quá mạnh, Lữ Trĩ bèn quyết định làm tờ di chiếu cho Thái tử Lưu Doanh lên nối ngôi Hoàng đế, hiệu là Hán Huệ Đế. Còn Lữ Trữ thì lên làm Thái hậu và trực tiếp điều hành triều chính, và cũng bắt đầu từ đấy, những thủ đoạn chính trị, những cuộc trả thù độc ác của Lữ Trĩ bắt đầu được thực hiện.
Việc đầu tiên là Lữ Trĩ trả thù Thích Phu Nhân, giáng Thích Phu Nhân xuống làm cung nô, mặc quần áo tù nhân, hàng ngày giã gạo từ sáng đến tối, sau đó để đề phòng Thích Phu Nhân chống lại, Lữ Trĩ dùng một kế tàn độc nhất là cho chặt dần chân tay của Thích Phu Nhân, đầu của Thích Phu nhân có mái tóc óng ả thì bị gọt trọc. Lữ Trĩ còn cho móc cả mắt và dùng thuốc cho nhét vào tai, rồi đổ thuốc vào mồm cho Thích Phu Nhân không nói được nữa.
Chưa dùng lại ở đó, Lữ Trĩ còn thả Thích Phu Nhân vào một cái chuồng kín, đó là một cái nhà xí, gọi là “chuồng lợn”. Lữ Trĩ còn cho gọi Hán Huệ Đế đến xem. Hán Huệ Đế vốn là người có tâm, nhìn thấy cảnh tượng ấy liền khóc rống lên. Hán Huệ Đế thấy mẹ mình sao lại quá độc ác như thế, phẫn uất kêu lên “đây có phải là do con người gây ra không? Ta là con của Thái hậu, Thái hậu gây ra việc như thế này, ta còn mặt mũi nào mà cai trị thiên hạ nữa”. Lữ Trĩ sau khi giết chết Thích Phu Nhân, còn giết luôn cả con của Thích Phu Nhân là Triệu Vương Như Ý.
Trả thù xong Thích Phu Nhân, Lữ Trĩ liền tuyển Hoàng hậu cho Hán Huệ Đế, Lữ Trĩ làm một việc kỳ quặc xưa nay chưa từng có, đó là đem con gái của Lỗ Nguyên công chúa, lúc đó mới chỉ là một đứa bé, và là cháu ruột của Hán Huệ Đế, lập làm Hoàng hậu. Lữ Trĩ làm như thế không còn coi luân thường đạo lý ra gì, Hán Huệ Đế vì vậy mà ngày càng đau buồn, sức khỏe sa sút, sau 7 năm làm vua, nhưng kỳ thực chỉ là làm bù nhìn, năm 187 Tr.cn Hán Hệu Đế qua đời. Hưởng dương được 24 tuổi.
Hán Huệ Đế qua đời, nhưng không có con trai để nối dõi, Lữ Trĩ liền lập một đứa bé lên nối ngôi, đứa bé đó được nói dối là con của Hán Huệ Đế. Sau đó giang sơn nhà họ Lưu đã hoàn toàn rơi vào tay nhà họ Lữ, an hem con cháu của Lữ Trĩ được phong tước vị, và có đến 4 người nhà họ Lữ được Lữ Trĩ phong làm vương, mục đích duy nhất của Lữ Trĩ là có vây cánh để củng cố quyền lực thống trị của mình.
Và cũng ngay sau đó, Lữ Trĩ đã giết chết Thiếu Đế, tự mình lên làm vua, nắm hết mọi binh quyền. Những năm cuối đời, Lữ Trĩ muốn sau khi mình chết đi, quyền lực giang sơn nhà Hán sẽ rơi vào tay nhà họ Lữ. Lữ Trĩ đã giết chết rất nhiều vương công đại thần thuộc phe cánh dòng nhà họ Lưu, nhưng ý đồ cuối cùng của Lữ Trĩ cũng không thành. Và đến năm 180 Tr.cn Lữ Trĩ mất, hưởng thọ 61 tuổi, sau khi Lữ Trĩ mất, tập đoàn nhà họ Lữ nhanh chóng bị các vương hầu nhà Hán tiêu diệt. Lưu Hằng được lập lên làm vua, hiệu là Hán Văn Đế.
Như vật sau 7 năm chính thức làm vua, Lữ Trĩ một người đàn bà cứng cỏi và độc ác, cuối cùng cũng đã gieo họa cho dòng họ Lữ, và từ đó trở đi, nhà Hán do Lưu Bang sáng lập ra lại bước vào thời kỳ phát triển ổn định và kéo dài tồn tại thêm được mấy trăm năm nữa. Đến năm 220 thời kỳ Tam Quốc diễn ra, nhà Hán mới chính thức bị diệt vong.
Vương Quốc Hoa
Bạn đang đọc bài viết "Nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc" tại chuyên mục Di sản.
Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.