Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Tên cướp cạn có võ gồng Trà Kha (Kỳ 1)

11/12/2021 21:53

Theo dõi trên

Ven tỉnh lộ 948, đoạn dốc Tà Đét dưới chân núi Bà Đội Om thuộc huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) có một ngôi miếu cô hồn được cư dân địa phương gọi là "miếu ông Bảy". Theo lời đồn, "ông Bảy rất quậy".

01-1639205867.JPG
Ngôi miếu Bảy Đởm tại dốc Tà Đét, dưới chân núi Bà Đội Om

Dân tài xế đường dài và con buôn đường xa, mỗi khi có dịp đi ngang đều phải dừng chân ghé vào nộp mãi lộ cho ông Bảy vài điếu thuốc lá thơm hoặc một mớ tiền vàng mã. Nếu không cúng hối lộ như thế, chuyến đi sẽ gặp nhiều tai ương.

Những bậc kỳ lão địa phương cho biết, "ông Bảy" là một nhân vật có thật trong lịch sử có tên cúng cơm là Phạm Văn Đởm - vốn là 1 tên cướp thuộc loại lục lâm thảo khấu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trưng dụng cho đeo hàm Trung tá chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Địa phương quân Tiểu khu Châu Đốc thuộc Vùng bốn Chiến thuật.

Khi còn sống, mức độ tàn ác phi nhân của ông ta đã khiến nhiều người lương thiện nghe đến cái tên Bảy Đởm đã phát sốt. Nhiều bậc kỳ lão địa phương vẫn còn rùng mình, dù ông ta đã đền mạng cách nay nửa thế kỷ.

Tình cờ, khi đi tìm hiểu về lai lịch "miếu ông Bảy", chúng tôi gặp được ông Hai Trà, cư ngụ tại xã Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ) đang trên đường hành hương lên Thiên Cẩm Sơn. Thời còn trẻ, ông Hai Trà từng bị Bảy Đởm dí súng ngắn vào đầu buộc phải ghi danh làm lính thuộc quyền. Rơi vào thế bắt buộc, ông Hai Trà trở thành thuộc hạ Bảy Đởm hơn 3 tháng. Không chịu đựng nỗi khi hàng  ngày phải chứng kiến sự tán ác vô luận của Bảy Đởm, ông Hai Trà bỏ trốn.

Ông Hai Trà từng là lính trơn của Bảy Đởm kể rằng: Thời ông Bảy Đởm còn sống, không chỉ người dân vùng đất Thất Sơn, An Giang mà người dân Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp đều kinh sợ. Không ai dám nhắc tới tên Bảy Đởm. Người ta chỉ dám gọi là ông Bảy. Năm 1950, ông Bảy Đởm có đưa lính về đóng ở rạch Bà Chiêu. Ông ta chọn 1 cây trâm mọc ven bờ rạch để thu mãi lộ. Ghe nào đi ngang đều phải tự giác tấp vô cây trâm nộp tiền. Ghe nào đi ngang mà đợi lính ngoắc mới tấp vô thì kể như chủ ghe bị trói thúc ké vô gốc cây trâm rồi bị lính dộng chày vồ vô ngực 3 cái. Người nào khỏe mạnh, "ăn" đến cái chày thứ 3 cũng ho ra 1 bụm máu tươi. Người nào yếu thì bất tỉnh tại chỗ, đưa về nhà cầm cự được 3 ngày, rồi cũng về với tổ tiên. Nếu bắt được người của cách mạng, ông ta đích thân dùng con dao dâu luôn mang theo bên người thọc huyết, mổ bụng, moi gan rồi lấy máu nạn nhân pha vô bình rượu đế luôn đeo kè bên hông, lâu lâu uống một ngụm. Ông ta còn cắt lá gan nạn nhân phát cho mỗi tên lính trung thành một miếng, buộc phải ăn. Khi “được mời ăn” không ai dám từ chối.

Nhờ sự điềm chỉ của ông Hai Trà, chúng tôi đã tìm được rất nhiều địa chỉ nhân chứng sống để thu thập, góp nhặt tư liệu có liên quan đến viên sỹ quan tàn ác này. Sau nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi có được gần trọn vẹn chân dung Bảy Đởm.

Bảy Đởm có tên khai sinh chính thức là Phạm Văn Đởm. Tuy nhiên, thời điểm làm cướp cạn ở vùng giáp biên Việt - Cam, ông ta lại thích được gọi là Tà Đởm (trong tiếng Kh'mer, "tà" là thánh, thần).

Phạm Văn Đởm sinh năm 1918, tại ấp Núi Voi, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, An Giang. Ông là con ruột của thầy pháp Phạm Văn Phải và bà Ngô Thị Có. Phạm Văn Đởm có tất cả 9 anh chị em ruột.

Có tài liệu cho rằng, ông Phải là một tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp bằng phép thuật của Phan Xích Long, ông Phải là một trong những đàn chủ bí mật ở vùng núi Voi. Sau khi cuộc kháng chiến của Phan Xích Long thất bại, lo sợ quân Pháp truy lùng, ông Phải lánh về vùng núi Tà Lơn ẩn cư. Tại đây, ông bái sư một pháp sư Kh'mer thuộc trường phái Trà Kha.

Khi trở về núi Voi, ông Phải mở lò dạy võ Trà Kha, đồng thời lập đàn trị bệnh cho xóm giềng bằng bùa chú. Trước khi trị bệnh, ông Phải thường biểu diễn phép gồng bằng cách niệm chú rồi dùng lưỡi mác bén như dao cạo tự chém cật lực vào lưng, bụng mình nghe phành phạch khiến người chứng kiến khiếp hãi, rụng rời. Thỉnh thoảng cao hứng ông còn nhờ thân nhân người bệnh chém giúp. Điều lạ là lưỡi mác chạm vào da ông như chạm vào lốp xe ôtô, bật ra chứ không tạo thành vết thương. Nhờ những chiêu biểu diễn ấy, người ta tin ông là lục tà (thần sống).

Một bô lão cư ngụ dưới chân núi Voi khẳng định, ông Phải không theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mà chỉ là một pháp sư theo phái Trà Kha chuyên dùng tà thuật trị bệnh. Ai đau bệnh gì ông cũng dùng máu tươi gà phun lên người bệnh nhân rồi bắt ấn, đọc thần chú. Ông Phải còn nỗi tiếng dùng bùa ngải thư ếm người khác.

Là con trai lục tà Trà Kha, từ nhỏ Bảy Đởm nỗi tiếng quậy phá. Bảy Đởm sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ đứa trẻ nào dám thách thức. Khi cao hứng, Bảy Đởm còn phình bụng cho đám trẻ nít cùng lứa đấm mạnh vào để khoe mình có phép "gồng Trà Kha". Nhờ chiêu đó, Bảy Đởm trở thành thủ lĩnh của đám nhóc cùng xóm. Để chứng tỏ bản lĩnh, hàng ngày, Bảy Đởm kéo đàn em vào các xóm lân cận ăn trộm gà hoặc gây sự. Những đứa trẻ ở xóm khác đi ngang qua xóm nhà Bảy Đởm đều phải nộp tiền mãi lộ. Vì thường xuyên bị cha đánh đập bất ngờ, ban đêm Bảy Đởm không ở nhà mà chui vào lùm cây, bụi cỏ dưới chân núi Voi ngủ lăn lóc. Thuở này, Bảy Đởm đã nỗi tiếng tàn ác, gan góc và lỳ lợm.

02-1639206592.JPG
Núi Bà Đội Om

Năm 13 tuổi, một đêm hắn chui vào chuồng gà nhà hàng xóm bắt 1 con vặn trẹo cổ. Khi cắp nách con gà chui ra, bị chú chó con phát hiện. Chưa kịp sủa, chú chó đã bị Bảy Đởm thọc tay vào cuốn họng đẩy sâu đến tận ruột. Một tay xỏ ruột con chó, một tay xách con gà gãy cổ, Bảy Đởm ung dung rời khỏi nhà khổ chủ. Không ngờ, vừa ra đến sân, Bảy Đởm chạm ngay mặt chủ nhà.

Tuy tức giận nhưng trông thấy cảnh hãi hùng trước mặt, khổ chủ chỉ còn biết xua tay cho hắn đi nhanh khỏi nhà mình. Cho rằng chủ nhà khinh miệt mình, Bảy Đởm ghi nhớ vào lòng.

Đêm sau, Bảy Đởm ra cánh rừng dưới chân núi Voi chất củi "nướng y" con chó và con gà rồi nốc uống rượu ăn sạch. Đó là chai rượu bùa mà ông pháp sư Phải dùng để nắn trật xương khớp cho bệnh nhân, là các thảo dược có độc tố. Với người lớn, chỉ cần uống 1 chung nhỏ là đủ về trời chầu ông bà. Bảy Đởm uống hết 1 xị, nằm sùi bọt mép ven đường.

Sáng sớm, một người đi ruộng bắt gặp nhóc tỳ Bảy Đởm nằm chết đã bế xác mang về giao cho ông pháp sư Phải. Là pháp sư, ông Phải không thể bó tay. Ngay tức khắc, ông lập đàn "trục vong" nhóc Đởm về.

Có thể ông pháp sư Phải cao tay ấn, cũng có thể thảo dược trong rượu bùa thuộc loại dỏm. Sau 1 buổi hô phong hoán vũ với khói nhang nghi ngút, nhóc tỳ Bảy Đởm cựa quậy rồi nôn hết các loại trong dạ dày. Thế là thoát chết.

Ca cứu con bằng pháp thuật đã khiến tên tuổi pháp sư Phải lừng lẫy khắp vùng Tịnh Biên, lan đến Châu Đốc rồi tỏa ra khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ lẫn quốc gia láng giềng Campuachia. Sau đó một thời gian dài, người bệnh từ khắp nơi ùn ùn đổ xô về núi Voi cầu xin được pháp sư Phải chữa trị. Từ xơ gan cho đến sốt rét, ghẻ lở, bệnh nào pháp sư Phải cũng chỉ dùng 1 nước mưa thổi bùa rồi đưa cho bệnh nhân uống.

Sau trận thoát chết đó, Bảy Đởm đã lỳ lợm càng thêm hung tợn. Nhớ lại vụ bị ông chủ gà xua đuổi, Bảy Đởm âm thầm rửa hận. Hắn thủ 1 cục đá bằng nắm tay, chui người vào một bụi cây ven đường chờ ông chủ gà đi ngang qua. Bị Bảy Đởm ném cục đá trúng đầu, ông chủ gà ngất xỉu, đổ gục. Chưa hả cơn hận, Bảy Đởm còn ném thêm mấy phát nữa. Vụ tấn công hung bạo bằng đá của Bảy Đởm khiến ông chủ gà bị liệt nửa người sau hàng tháng chữa trị.

Vụ việc được đưa ra tòa án Châu Đốc. Vì hung thủ còn tuổi thiếu niên nên tòa miễn truy tố nhưng ông pháp sư Phải phải chịu bồi thường tổn hại sức khỏe hàng chục cây vàng.

Vốn là người mù chữ đầu óc lại chứa đầy chuyện huyền bí, ông Phải cho rằng con trai mình bị quỷ nhập. Ông trói cậu con trai lại rồi dán bùa khắp người cậu bé, sau đó dùng nhánh cây tầm ma làm roi, quất 1 trận tươm máu toàn thân.

Sau trận roi nhớ đời đó, Bảy Đởm nuôi lòng hận thù cha. Hắn bỏ nhà sống vạ vật trong lùm cây, ngọn cỏ dưới chân núi Voi.

Để có cái ăn, hắn qui tựu đám trẻ nít cùng trang lứa thực hiện những vụ trộm táo bạo. Mầm mống cướp cạn bắt đầu nảy nở trong lòng Bảy Đởm.

Dân tài xế đường dài và con buôn đường xa, mỗi khi có dịp đi ngang đều phải dừng chân ghé vào nộp mãi lộ cho ông Bảy vài điếu thuốc lá thơm hoặc một mớ tiền vàng mã. Nếu không cúng hối lộ như thế, chuyến đi sẽ gặp nhiều tai ương.

Những bậc kỳ lão địa phương cho biết, "ông Bảy" là một nhân vật có thật trong lịch sử có tên cúng cơm là Phạm Văn Đởm - vốn là 1 tên cướp thuộc loại lục lâm thảo khấu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trưng dụng cho đeo hàm Trung tá chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Địa phương quân Tiểu khu Châu Đốc thuộc Vùng bốn Chiến thuật.

Khi còn sống, mức độ tàn ác phi nhân của ông ta đã khiến nhiều người lương thiện nghe đến cái tên Bảy Đởm đã phát sốt. Nhiều bậc kỳ lão địa phương vẫn còn rùng mình, dù ông ta đã đền mạng cách nay nửa thế kỷ.

Tình cờ, khi đi tìm hiểu về lai lịch "miếu ông Bảy", chúng tôi gặp được ông Hai Trà, cư ngụ tại xã Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ) đang trên đường hành hương lên Thiên Cẩm Sơn. Thời còn trẻ, ông Hai Trà từng bị Bảy Đởm dí súng ngắn vào đầu buộc phải ghi danh làm lính thuộc quyền. Rơi vào thế bắt buộc, ông Hai Trà trở thành thuộc hạ Bảy Đởm hơn 3 tháng. Không chịu đựng nỗi khi hàng  ngày phải chứng kiến sự tán ác vô luận của Bảy Đởm, ông Hai Trà bỏ trốn.

Ông Hai Trà từng là lính trơn của Bảy Đởm kể rằng: Thời ông Bảy Đởm còn sống, không chỉ người dân vùng đất Thất Sơn, An Giang mà người dân Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp đều kinh sợ. Không ai dám nhắc tới tên Bảy Đởm. Người ta chỉ dám gọi là ông Bảy. Năm 1950, ông Bảy Đởm có đưa lính về đóng ở rạch Bà Chiêu. Ông ta chọn 1 cây trâm mọc ven bờ rạch để thu mãi lộ. Ghe nào đi ngang đều phải tự giác tấp vô cây trâm nộp tiền. Ghe nào đi ngang mà đợi lính ngoắc mới tấp vô thì kể như chủ ghe bị trói thúc ké vô gốc cây trâm rồi bị lính dộng chày vồ vô ngực 3 cái. Người nào khỏe mạnh, "ăn" đến cái chày thứ 3 cũng ho ra 1 bụm máu tươi. Người nào yếu thì bất tỉnh tại chỗ, đưa về nhà cầm cự được 3 ngày, rồi cũng về với tổ tiên. Nếu bắt được người của cách mạng, ông ta đích thân dùng con dao dâu luôn mang theo bên người thọc huyết, mổ bụng, moi gan rồi lấy máu nạn nhân pha vô bình rượu đế luôn đeo kè bên hông, lâu lâu uống một ngụm. Ông ta còn cắt lá gan nạn nhân phát cho mỗi tên lính trung thành một miếng, buộc phải ăn. Khi “được mời ăn” không ai dám từ chối.

03-1639207396.JPG
Núi Voi - Nơi nuôi dưỡng tuổi thơ hung bạo của Bảy Đởm

Nhờ sự điềm chỉ của ông Hai Trà, chúng tôi đã tìm được rất nhiều địa chỉ nhân chứng sống để thu thập, góp nhặt tư liệu có liên quan đến viên sỹ quan tàn ác này. Sau nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi có được gần trọn vẹn chân dung Bảy Đởm.

Bảy Đởm có tên khai sinh chính thức là Phạm Văn Đởm. Tuy nhiên, thời điểm làm cướp cạn ở vùng giáp biên Việt - Cam, ông ta lại thích được gọi là Tà Đởm (trong tiếng Kh'mer, "tà" là thánh, thần).

 Phạm Văn Đởm sinh năm 1918, tại ấp Núi Voi, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, An Giang. Ông là con ruột của thầy pháp Phạm Văn Phải và bà Ngô Thị Có. Phạm Văn Đởm có tất cả 9 anh chị em ruột.

Có tài liệu cho rằng, ông Phải là một tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp bằng phép thuật của Phan Xích Long, ông Phải là một trong những đàn chủ bí mật ở vùng núi Voi. Sau khi cuộc kháng chiến của Phan Xích Long thất bại, lo sợ quân Pháp truy lùng, ông Phải lánh về vùng núi Tà Lơn ẩn cư. Tại đây, ông bái sư một pháp sư Kh'mer thuộc trường phái Trà Kha.

Khi trở về núi Voi, ông Phải mở lò dạy võ Trà Kha, đồng thời lập đàn trị bệnh cho xóm giềng bằng bùa chú. Trước khi trị bệnh, ông Phải thường biểu diễn phép gồng bằng cách niệm chú rồi dùng lưỡi mác bén như dao cạo tự chém cật lực vào lưng, bụng mình nghe phành phạch khiến người chứng kiến khiếp hãi, rụng rời. Thỉnh thoảng cao hứng ông còn nhờ thân nhân người bệnh chém giúp. Điều lạ là lưỡi mác chạm vào da ông như chạm vào lốp xe ôtô, bật ra chứ không tạo thành vết thương. Nhờ những chiêu biểu diễn ấy, người ta tin ông là lục tà (thần sống).

Một bô lão cư ngụ dưới chân núi Voi khẳng định, ông Phải không theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mà chỉ là một pháp sư theo phái Trà Kha chuyên dùng tà thuật trị bệnh. Ai đau bệnh gì ông cũng dùng máu tươi gà phun lên người bệnh nhân rồi bắt ấn, đọc thần chú. Ông Phải còn nỗi tiếng dùng bùa ngải thư ếm người khác.

Là con trai lục tà Trà Kha, từ nhỏ Bảy Đởm nỗi tiếng quậy phá. Bảy Đởm sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ đứa trẻ nào dám thách thức. Khi cao hứng, Bảy Đởm còn phình bụng cho đám trẻ nít cùng lứa đấm mạnh vào để khoe mình có phép "gồng Trà Kha". Nhờ chiêu đó, Bảy Đởm trở thành thủ lĩnh của đám nhóc cùng xóm. Để chứng tỏ bản lĩnh, hàng ngày, Bảy Đởm kéo đàn em vào các xóm lân cận ăn trộm gà hoặc gây sự. Những đứa trẻ ở xóm khác đi ngang qua xóm nhà Bảy Đởm đều phải nộp tiền mãi lộ. Vì thường xuyên bị cha đánh đập bất ngờ, ban đêm Bảy Đởm không ở nhà mà chui vào lùm cây, bụi cỏ dưới chân núi Voi ngủ lăn lóc. Thuở này, Bảy Đởm đã nỗi tiếng tàn ác, gan góc và lỳ lợm.

Năm 13 tuổi, một đêm hắn chui vào chuồng gà nhà hàng xóm bắt 1 con vặn trẹo cổ. Khi cắp nách con gà chui ra, bị chú chó con phát hiện. Chưa kịp sủa, chú chó đã bị Bảy Đởm thọc tay vào cuốn họng đẩy sâu đến tận ruột. Một tay xỏ ruột con chó, một tay xách con gà gãy cổ, Bảy Đởm ung dung rời khỏi nhà khổ chủ. Không ngờ, vừa ra đến sân, Bảy Đởm chạm ngay mặt chủ nhà.

Tuy tức giận nhưng trông thấy cảnh hãi hùng trước mặt, khổ chủ chỉ còn biết xua tay cho hắn đi nhanh khỏi nhà mình. Cho rằng chủ nhà khinh miệt mình, Bảy Đởm ghi nhớ vào lòng.

Đêm sau, Bảy Đởm ra cánh rừng dưới chân núi Voi chất củi "nướng y" con chó và con gà rồi nốc uống rượu ăn sạch. Đó là chai rượu bùa mà ông pháp sư Phải dùng để nắn trật xương khớp cho bệnh nhân, là các thảo dược có độc tố. Với người lớn, chỉ cần uống 1 chung nhỏ là đủ về trời chầu ông bà. Bảy Đởm uống hết 1 xị, nằm sùi bọt mép ven đường.

Sáng sớm, một người đi ruộng bắt gặp nhóc tỳ Bảy Đởm nằm chết đã bế xác mang về giao cho ông pháp sư Phải. Là pháp sư, ông Phải không thể bó tay. Ngay tức khắc, ông lập đàn "trục vong" nhóc Đởm về.

Có thể ông pháp sư Phải cao tay ấn, cũng có thể thảo dược trong rượu bùa thuộc loại dỏm. Sau 1 buổi hô phong hoán vũ với khói nhang nghi ngút, nhóc tỳ Bảy Đởm cựa quậy rồi nôn hết các loại trong dạ dày. Thế là thoát chết.

Ca cứu con bằng pháp thuật đã khiến tên tuổi pháp sư Phải lừng lẫy khắp vùng Tịnh Biên, lan đến Châu Đốc rồi tỏa ra khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ lẫn quốc gia láng giềng Campuachia. Sau đó một thời gian dài, người bệnh từ khắp nơi ùn ùn đổ xô về núi Voi cầu xin được pháp sư Phải chữa trị. Từ xơ gan cho đến sốt rét, ghẻ lở, bệnh nào pháp sư Phải cũng chỉ dùng 1 nước mưa thổi bùa rồi đưa cho bệnh nhân uống.

Sau trận thoát chết đó, Bảy Đởm đã lỳ lợm càng thêm hung tợn. Nhớ lại vụ bị ông chủ gà xua đuổi, Bảy Đởm âm thầm rửa hận. Hắn thủ 1 cục đá bằng nắm tay, chui người vào một bụi cây ven đường chờ ông chủ gà đi ngang qua. Bị Bảy Đởm ném cục đá trúng đầu, ông chủ gà ngất xỉu, đổ gục. Chưa hả cơn hận, Bảy Đởm còn ném thêm mấy phát nữa. Vụ tấn công hung bạo bằng đá của Bảy Đởm khiến ông chủ gà bị liệt nửa người sau hàng tháng chữa trị.

Vụ việc được đưa ra tòa án Châu Đốc. Vì hung thủ còn tuổi thiếu niên nên tòa miễn truy tố nhưng ông pháp sư Phải phải chịu bồi thường tổn hại sức khỏe hàng chục cây vàng.

Vốn là người mù chữ đầu óc lại chứa đầy chuyện huyền bí, ông Phải cho rằng con trai mình bị quỷ nhập. Ông trói cậu con trai lại rồi dán bùa khắp người cậu bé, sau đó dùng nhánh cây tầm ma làm roi, quất 1 trận tươm máu toàn thân.

Sau trận roi nhớ đời đó, Bảy Đởm nuôi lòng hận thù cha. Hắn bỏ nhà sống vạ vật trong lùm cây, ngọn cỏ dưới chân núi Voi.

Để có cái ăn, hắn qui tựu đám trẻ nít cùng trang lứa thực hiện những vụ trộm táo bạo. Mầm mống cướp cạn bắt đầu nảy nở trong lòng Bảy Đởm./.

Nông Huyền Sơn
Bạn đang đọc bài viết "Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Tên cướp cạn có võ gồng Trà Kha (Kỳ 1)" tại chuyên mục Văn hiến phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.