Năm 1209, Thành Cát Tư Hãn tấn công nước Tây Hạ, buộc Tây Hạ phải nộp cống xưng thần. Năm 1211 Thành Cát Tư Hãn tấn công nước Kim. Năm 1215 quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đã đánh chiếm Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Năm 1219 tiêu diệt nước Liêu, đồng thời Thành Cát Tư Hãn còn đem quân viễn chinh sang Trung Á, châu Âu.
Thành Cát Tư Hãn sinh năm Nhâm Dần 1162 và mất năm Đinh Hợi 1227, tên thật là Tê- Mu- Jin, ghi theo âm tiếng Việt là Thiết Mộc Chân, dòng dõi quý tộc bộ lạc Bốt- Nhi- Chỉ- Cân trong tập đoàn Mông Cổ.
Khi Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi thì cha của Thiết Mộc Chân bị người Tác- Ta đầu độc, vì vậy Thiết Mộc Chân bị mồ côi cha. Sau khi cha Thiết Mộc Châu chết, các thành viên trong bộ lạc của Thiết Mộc Chân bắt đầu cuộc sống gian khổ, nhưng cũng nhờ đó mà bồi dưỡng rèn luyện cho Thiết Mộc Chân một tính cách quả cảm. Thiết Mộc Chân bị những kẻ phản bội mưu phản nhiều lần, suýt mất mạng, nhờ học võ nghệ từ nhỏ cho nên Thiết Mộc Chân thoát nạn, lớn lên trở thành một tướng giỏi về chinh chiến. Khi ông lấy vợ thì được bố vợ bảo trợ và Thiết Mộc Chân liên hợp với các thủ lĩnh bộ lạc liên minh cũ của cha ông nên lực lượng của Thiết Mộc Chân ngày càng lớn mạnh.
Vốn là một người có ý chí kiên cường nên Thiết Mộc Chân đã lần lượt đánh bại được các bộ lạc Tác- Ta, Mie- Xi liên hợp với các bộ lạc khác. Từ đó Thiết Mộc Chân đã trở thành người nổi tiếng, cho nên rất nhiều quý tộc Mông Cổ đã quy theo Thiết Mộc Chân và họ tôn ông lên làm “Đại Hãn”.
Để có thể thống nhất được Mông Cổ, trước hết Thiết Mộc Chân tranh thủ được sự ủng hộ của Trát Mục Hợp- thủ lĩnh của bộ lạc Trát Đa Thích- và Vương Hãn- thủ lĩnh của bộ lạc Khắc Liệt. Sau đó Thiết Mộc Chân đánh bại các bộ lạc Tháp Khắc Nhi miệt Nhi Khuất. Rồi hợp với quân của thủ lĩnh bộ lạc Khắc Liệt là Vương Hãn đánh bại Trát Mục Hợp. Tiêu diệt xong bộ lạc Trát Đá Thích, Thiết Mộc Chân thấy bộ lạc Khắc Liệt là con đường trở ngại còn lại đối với việc thống nhất Mông Cổ của mình cho nên đến năm Ất Sửu 1205, Thiết Mộc Chân đã tiêu diệt nốt bộ lạc Khắc Liệt.
Năm sau, năm Bính Dần 1026, các bộ lạc Mông Cổ thực hiện thống nhất đất nước trong khu vực rộng lớn. Đông từ Hưng An Lĩnh, tây đến núi A Nhĩ Thái, nam đến bãi sa mạc lớn, bắc tới Hổ Bối Gia Nhĩ, lập nên một nước đầu tiên theo chế độ nô lệ trong lịch sử Mông Cổ.
Năm Kỷ Tỵ 1209, Thiết Mộc Chân đã tấn công Tây Hạ và buộc Tây Hạ phải xưng thần, nộp cống hàng năm. Hai năm sau, năm Tân Mùi 1211, Thiết Mộc Chân đã dẫn đại quân tấn công nhà Kim vì có quân đội tinh nhuệ cho nên quân của Thiết Mộc Chân đã nhanh chóng tiến sâu vào kinh đô của nhà Kim lúc đó là Yên Phong. Vua nhà Kim lúc đó là Kim Thiện Vương (làm vua từ năm 1208- 1213) vô cùng hoảng sợ phải đem rất nhiều vàng bạc, châu báu, lụa là, lừa ngựa… để xin cầu hòa với quân Mông Cổ và Thiết Mộc Chân đã đồng ý cho vua Kim xưng thần nộp cống.
Năm Ất Hợi 1215, vua Kim lúc bấy giờ là Kim Tuyên Tông dời đô từ Yên Phong đến Biện Kinh (Khai Phong) và Thiết Mộc Chân đã dựa vào cớ đó để tấn công Kim một lần nữa.
Năm Bính Tý 1216, bên bờ sông Hoa Nam (nay là sông Ô Nôn) đã có cuộc hội nghị lớn thủ lĩnh các bộ lạc Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ là Khu- Rin- Thai, có nghĩa là “Đại tụ hội”. Ở Đại hội này, Thiết Mộc Chân được cử làm người thống trị tối cao của Mông Cổ và được tôn xưng là Trin Ghít Khan (Thành Cát Tư Hãn). Tiếng Mông Cổ, Trin Ghít Khan có nghĩa là đại cường lớn mạnh. “Khan” (Hãn) có nghĩa là chúa hoặc là vua, đại vương.
Sau khi lên làm Đại Hãn, Thành Cát Tư Hãn thực hiện chế độ “lĩnh hộ phân phong” (nghĩa là phong quan tước cho số hộ lớn hay nhỏ ít nhiều mà quan lại ở đó quản lý). Thành Cát Tư Hãn còn phân chia dân cư thành 10 hộ, 100 hộ, 1000 hộ. Tùy theo đẳng cấp mà phong làm khai quốc công thần, chia thành các tước quan như Vạn Hộ Na Nhan, Thiên Hộ Na Nhan và Thập Hộ Na Nhan. Hình thành một bộ máy thống trị hợp nhất chính trị với quân sự.
Về pháp luật: Thành Cát Tư Hãn lập bộ môn tư pháp, ban hành bộ luật “Đại Trát Táp”, tức là pháp luật tập quán Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn còn hạ lệnh cho Tháp Tháp Tống A, người Duy Ngô Nhĩ đang sinh sống ở Bộ Nãi man, dùng chữ cái của Ngô Duy Nhĩ phiên âm thành quốc thư Mông Cổ. Từ đó bắt đầu có chữ viết thông dụng, chế độ nhà nước cũng được hoàn thiện hơn vào những năm đầu thế kỉ XIII. Đặc biệt là sau khi nhà nước Mông Cổ được thành lập và nó nhanh chóng trở thành một nước lớn mạnh ở châu Á thời bấy giờ. Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt nước Liêu và tấn công sang Trung Á, châu Âu.
Năm Đinh Hợi 1227, trong cuộc vây đánh phủ Trung Hưng, kinh đô của Tây Hạ (nay thuộc tỉnh Cam Túc) sắp tiêu diệt được Tây Hạ thì Thành Cát Tư Hãn ốm nặng và phải trở về dưỡng bệnh tại Hanh Cung huyện Thanh Thủy dưới chân núi Lục Bàn Sơn, Niên Hạ và mất ở đó, hưởng thọ 65 tuổi.
Như vậy Thành Cát Tư Hãn chính là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Mông Cổ. Ông đã lãnh đạo sự nghiệp thống nhất đất nước Mông Cổ, chấm dứt cục diện chia cắt, hỗn chiến trên thảo nguyên Mông Cổ, liên kết với nhiều bộ lạc đông người và phức tạp hợp thành một dân tộc Mông Cổ thống nhất. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của dân tộc Mông Cổ sau này. Năm 1279 Mông Cổ dưới thời Hốt Tất Liệt đã tiêu diệt được nhà Nam Tống, thành lập vương triều Nguyên ở Trung Quốc và Thành Cát Tư Hãn được coi là thế tổ của dân tộc Mông Cổ, mà Thành Cát Tư Hãn còn là người anh hùng của cả Trung Quốc nữa. Hiện nay, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với hơn 16 triệu người.
Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia của ông về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều Tiên và Tây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba Lan và Hungary. Dưới triều đại của Hãn vương Batu đã thất bại trong cuộc xâm lược đối với Syria, Nhật Bản và Việt Nam. Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ (ngày nay) để bầu đại hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh v.v. Người Mông Cổ đã có thể xâm chiếm toàn bộ châu Âu do họ xâm chiếm Ba Lan và Hungary chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời của cháu nội ông, đại hãn Hốt Tất Liệt, nhưng sau đó đã bị chia sẻ thành nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn.
Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ là lớn nhất trong lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên một diện tích 35 triệu km vuông (13,8 triệu dặm vuông). Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi giáo ở Iraq, Ba Tư và Tiểu Á.
Cũng không thể phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ trong một mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. Theo như các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad-Din Fadl Allah, thì người Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc cũng chịu sự suy giảm bi thảm về dân số. Trước khi người Mông Cổ xâm lược Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân; sau khi hoàn thành việc xâm lấn năm 1279, điều tra dân số năm 1300 cho thấy chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này không có nghĩa là những người của Thành Cát Tư Hãn phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của 40 triệu người nhưng nó cho thấy mức độ của sự tàn bạo trong các cuộc giao tranh.
Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế.