Khi Nguyễn Bảo thi đỗ, Nguyễn Trực đang giữ chức Trung thư lệnh ở triều đình(1). Đọc bài thi của Nguyễn Bảo, ông có cảm hứng thích thú, tìm đến gặp người tiến sĩ vừa mới thi đỗ và khen rằng: “Già này chấm văn kỳ đệ nhị, mãi sau được chấm bài của ông về lời lẽ bài chiếu “phục lập bó bi” (dựng lại bia đã bị đánh đổ), tài tình ở chỗ, nói rõ được bụng ăn năn hối lỗi của Đường Thái Tông(2), các sĩ tử không thể theo kịp được. Già này nêu rõ ra là bài ấy đứng vào hàng kiệt tác. Từ nay về sau, nghĩa lý trong kinh sách thánh hiền ký thác vào ông cả”. Lê Quý Đôn còn dẫn giải việc Nguyễn Bảo được vào Đông các là do tài thơ phú “đến lúc ứng chế thi đình làm 5 bài thơ Vịnh nguyệt và bài phú Nguyệt trung quế, đều được hợp ý vua”.
Vừa thi đỗ xong, Nguyễn Bảo được nhà vua cho vào Đông các làm Tả tư giảng phò Thái tử, tức là ông đảm nhiệm việc dạy bảo con vua học hành, thi lễ ở Cung điện. Tuy nhiên, Nguyễn Bảo có mộng thi đỗ và làm quan trước hết là để có dịp đóng góp công sức của mình xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị, có vua sáng, tôi hiền. ông muốn cuộc sống của nhân dân lo đủ, ấm êm nên ông mới dùi mài kinh sử. Suy nghĩ này, ông đã viết trong một bài thơ tặng bạn bè cùng thi đỗ:
“Thế khoa kế mỹ cổ lai hữu,
Tạm dịch:
“Xưa này có bảng danh thời đẹp
“No ấm đừng riêng một mình hơn”, Nguyễn Bảo khuyên bạn hay cũng chính là tự để khuyên mình. Thi đỗ làm quan phải nghĩ đến thân nhân trước đã. Chí lớn của nhà nho Nguyễn Bảo thật đáng quý. Chí lớn ấy sẽ là điều gắn bó thủy chung trong suốt cuộc đời thanh bạch của ông cho đến tận năm tháng cuối đời.
Nguyễn Bảo có thời gian tương đối dài ở gần gũi vua Lê Thánh Tông, gần gũi với con vua để dạy chữ nghĩa đạo lý làm người. 18 năm kiên trì, nhã nhặn với công việc đèn sách của người thầy giáo, Nguyễn Bảo đôn hậu và lạc quan.
Trước hết, Nguyễn Bảo là một trí thức dân tộc, một nhà nho đồng thời là một nhà chính trị, một nhà giáo dục đem tâm trí, sức lực ra nhập thế, làm quan cho triều đình phong kiến ở vào thời điểm đang phát triển hưng thịnh nhất.
18 năm ở Đông Cung, Nguyễn Bảo được nhà vua thăng chức Hữu thuyết thư trong hàng tòng ngũ phẩm khoảng 10 năm. Phần tiểu dẫn về Nguyễn Bảo của Lê Quý Đôn ở sách Toàn Việt thi lục đã chép việc Nguyễn Bảo được nhà vua thăng chức Hữu thuyết thư của tả xuân phường vào năm Hồng Đức thứ 26 (1495). Vấn đề được người dưới triều Lê Thánh Tông biểu hiện sự hiểu biết rộng rãi của nhà vua. Khi thăng quan tiến chức cho người nào, vua Lê Thánh Tông thường cân nhắc, lựa chọn kĩ càng. Năm 1940, nhà vua trao chức Tả tư giảng, tả xuân phường cho Nguyễn Bảo. Như vậy, Lê Thánh Tông luôn tin tưởng vào khả năng là việc cần mẫn của Nguyễn Bảo, Nguyễn Bảo lĩnh hội mọi chủ trương tiến bộ của triều đình và những gì là tinh túy trong vốn văn hóa dân tộc, để dạy bảo con vua.
Như trên chúng tôi đã trình bày, tổ chức bộ máy Nhà nước từ trung ương tới địa phương, dưới các triều vua Lê, nhất là Lê Thánh Tông được bố trí rất chặt chẽ. Theo nguyên tắc bổ nhiệm quan chức thời bấy giờ, bộ Lại được bàn bạc, nhận xét cụ thể mọi việc triều chính rồi trình lên vua. Nếu vua đồng ý xuống chiếu thì việc được thi hành. Sau khi thăng chức Tả tư giảng, Tả xuân phường, triều đình định cử ông đi làm Tham chính trấn Hải Dương, là một trong 13 đạo do Lê Thánh Tông mới chia lại năm 1460. Hải Dương là trấn Nam Sách mới đổi tên. Năm 1490, ở Hải Dương có nhiều nơi mất mùa, đói kém, nhà vua phải sai người đi phát thóc công cho dân nghèo vay ăn. Chính sử nhà Lê có ghi lại: “Các phủ, huyện Kinh Môn cày cấy không được để nhiều người chết đói” và “nhân dân có người phải ăn củ nâu”. Sự thể là như vậy, nhưng việc cử Nguyễn Bảo đi làm tham chính trấn Hải Dương không được Lê Thánh Tông chuẩn y. Lê Thánh Tông nói rõ: “Nguyễn Bảo là người bề tôi tin cẩn giữ trách nhiệm phò thái tử ở Đông Cung. Vậy bộ Lại nên cất nhắc một viên chức khác”.
Trước sau Nguyễn Bảo vẫn là người được vua Lê Thánh Tông rất yêu mến, là bậc tôi có uy tín. Ông giữ được khí tiết của một trí thức yêu nước. Trong bài thơ Quần thần- một tác giả trong Hội tao đàn(3) đã viết thay ông cái tinh thần ấy:
“Năm đấng lẽ hằng vẹn trước sau
Ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tị (1497), vua Lê Thánh Tông qua đời. Nối nghiệp cha, năm 1497, Lê Hiến Tông lên ngôi vua. Tuy đã 34 tuổi mới lập nghiệp nhưng Lê Hiến Tông vẫn chưa có được những suy nghĩ bạo dạn, chưa dám đặt ra những sự kiện lịch sử lớn cho thời điểm lịch sử. Trong 7 năm ở ngôi vua (1497- 1504), Lê Hiến Tông chỉ cố gắng duy trì nền nếp cũ của vua cha mà mở mang nhân sự chính cho sáng rõ công đức của ông cha. Lê Thánh Tông qua đời, dấu hiệu suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam đã bắt đầu. Dù sao, mấy năm đầu lên ngôi, vua Lê Hiến Tông cũng còn thừa hưởng được phần nào dư âm của một thời thịnh trị. Một số quan chức làm việc với vua cha Lê Thánh Tông vẫn được Lê Hiến Tông trọng dụng, bổ dụng công việc, ban thêm phẩm tước.
Cuối năm 1947, vua Lê Hiến Tông thăng chức Thị độc VIện Hàn Lâm cho Nguyễn Bảo. Ông phụ trách công việc của viện với đầy đủ trách nhiệm của một người có tư cách đạo đức tốt, luôn luôn ưu tư với sự nghiệp giáo dục của triều chính.
Nguyễn Bảo làm việc ở Viện Hàn Lâm nhưng vẫn thường tham gia bàn luận, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho nhà vua. Chắc ông cũng lo lắng đến thời thế rất nhiều. Song, những người có chí khí, tâm huyết như ông quá ít. Trong lời cáo ban cho Nguyễn Bảo khi thăng chức Tả thị lang bộ lễ. Lê Hiến Tông vẫn hết lời ca ngợi:
“Lễ nhạc ung dung hoa tán lũy triều chi trị
“Lễ nhạc ung dung phò tá lũy triều thêm đẹp
Lê Quý Đôn cho rằng: “Câu ấy có lẽ là ngòi bút tả một cách tột bậc” tính cách con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bảo.
Nhận chức vua giao, Nguyễn Bảo phải tự đăt ra cho mình trách nhiệm với dân với nước. Song, thực tế cuộc sống ở những năm cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI đã dần dần thay đổi. Bản chất của giai cấp thống trị đang từng bước lộ nguyên hình. Tình thế ấy có lẽ làm cho nghĩ đến cuộc sống điền viên, ẩn dật. Ông muốn buông mình ra khỏi mọi ràng buộc, nhưng ý nghĩ đó đâu dễ thực hiện được. Nguyễn Bảo vẫn là bậc tôi trung gắn bó với triều đình. Một triều đại có “tình sâu nghĩa nặng”, có quan hệ đến cuộc sống và sự nghiệp của ông.
Dưới triều Lê Hiến Tông, Nguyễn Bảo được nhà vua quan tâm, tin cậy ở tài năng và đức độ. Năm Cảnh Thống thứ II (1499)(4), nhà vua mở một cuộc thi tại Điện vào ngày mồng 9 tháng 7 “Đông các đại học sĩ Nguyễn Bảo Hàn Lâm Viện thị giảng tham chưởng Hàn lâm viện sự Lê Tuấn Ngạn làm độc quyền” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Hơn một tháng sau, ngày 22 tháng 8, vua Lê Hiến Tông xuống chiếu cho tu sửa chùa Thiên Phúc, ban hiệu cho am Từ Công (sau đổi là am Hiển Thụy). Nguyễn Bảo được nhà vua giao cho soạn bài văn bia để khắc vào đó; ghi lại công đức của vua cha và Thái úy Nguyễn Đức Trung đến đây cầu tự. Đến năm 1461, Hoàng thái hậu mới sinh ra con trưởng là Hiến Tông. Soạn bài văn bia này, Nguyễn Bảo cũng gửi gắm vào đó chút ít tâm tình của mình: “Tôi học thức nông kém, làm thế nào bày tỏ được cái lẽ cảm thông của đạo thần. Nhưng đã lạm vâng lời chiếu đâu dám không đáp lại xứng đáng với mệnh vua. Than ôi! Trong khoảng trời với hai người bên cùng cảm ứng với nhau rất là màu nhiệm. Bởi vì, chí của người đến đâu thì khí của người cũng đến đấy; “lý” đến đâu thì “tinh anh” cũng đến đấy. Cái lẽ ấy rõ rệt trong trời đất, suốt từ xưa đến nay không phải bày ra mới sáng, không phải dấu kín mà tối đi được. Còn ở người thì cái lẽ ấy chỉ tin cảm ở bụng mà thôi”(5).
Đọc bài văn bia do Nguyễn Bảo soạn, vua Lê hiến Tông rất bằng lòng và thăng chức Thượng thư bộ Lễ Kiêm Thị độc Viện Hàn lâm cho ông. Nhân dịp này, Lê Hiến Tông còn có thơ ban cho Nguyễn Bảo:
“Mưa quốc mỗi như Đường Lý Bật
Trong một dịp khác, nhân lúc rảnh rỗi, vua Lê Hiến Tông còn có một bài thơ tặng Nguyễn Bảo:
“Vì các đa niên đối chưởng luân
“Góc tía lâu năm thảo chiếu rồng
Lần theo dấu vết về Nguyễn Bảo, đọc chính sử thời Lê, ta được biết: Nguyễn Bảo còn đọc quyển thi cho các nho sĩ thi Hội vào mùa xuan năm 1502 (Cảnh Thống thứ V).
Sử sách ghi chép về Nguyễn Bảo dừng lại ở đây và không có tài lệu nào nói rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết rằng ngày nay tại từ đường họ Nguyễn ở Phú Xuân vẫn giỗ Nguyễn Bảo vào ngày 20 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
Với 30 năm làm quan (1472-1502), Nguyễn Bảo làm việc không mệt mỏi với tất cả tâm huyết của mình cho một ý niệm “vì dân, vì nước”.
Phan Huy Chú (thế kỷ XIX) đã từng ca ngợi: “Ồng là bậc danh thần của thời bấy giờ. Bản chất trung hậu, giản dị của Nguyễn Bảo khiến cho nhân dân mến phục, vua quan đương triều tin yêu”.
Theo lời kẻ của cụ già ở Phú Xuân thì Nguyễn Bảo về quê dạy học, bà con khắp xứ gần xa đều tìm đến xin cho con cháu mình theo học. Vì vậy mà ông có điều kiện gần gũi với nhân dân. Trong thơ ông, bài Xuân nhật tức sự viết về công việc nhà nông từng được nhiều thế hệ cho là bài thơ hay:
“Dã tự tiêu điều ký sổ duyên
“Vài mái chùa hoang giữa cánh đồng
Những năm tháng làm Tả tư giảng phò thí tử, Nguyễn Bảo không quá say sưa với cảnh náo nức, đua chen chức tước ở cung đình mà lãng quên không khí làm ăn của người nông dân ở thôn dã, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ông đỗ đạt.
“Mạc mạc văn sơn nhạp mộng đa
“Non quê thường mộng góc trời xa
Dưới triều Lê Thánh Tông, đề tài thiên nhiên là một mảng thơ tâm đắc để cho “hai mươi tám vì sao sáng” “nhị thập bát tú” và nhiều thi nhân khác đua nhau xướng họa, ca ngợi nhà vua, ca ngợi cảnh thanh bình, nhàn tản. Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, thơ Nguyễn Bảo vẫn có phong cách đậm đà màu sắc tươi vui của cuộc sống. Mỗi bài thơ, mỗi tứ thơ của Châu Khê như một bức tranh bình dị, chất phác mà vẫn ấm áp cái chân, tình yêu tha thiết những con người lao động. Thơ Nguyễn Bảo hãn hữu mới có bài dễ dãi. Nét đặc sắc trong thơ ông chủ yếu được phác họa bằng hình ảnh sinh động:
“Âm âm mặc mặc vũ phi phi
Nhóm Lê Quý Đôn dịch:
“Phân phất mưa phùn xâm xẩm mây
Những tâm tình sâu kín nhất của Nguyễn Bảo đều bộc lộ qua thơ. Buổi hôn đó có “vua sáng, tôi hiền”, đời sống nhân dân no đủ, nay tình thế đã khác đi rồi. Trong bài Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh (Vịnh phong thổ miền Hoàng Giang để răn dạy học trò), ông viết:
“Nước sông Hoàng Giang chảy từ trên trời xuống
Rõ ràng Nguyễn Bảo đã tả một miền đồng đất màu mỡ phì nhiêu như vừa giảng giải, vừa truyền đạt cho thế hệ sau một tình cảm tha thiết của mình với non sông giàu đẹp. Gần kết thúc bài phú, ông nói: “Hãy nên thừa kế sự nghiệp của tiền bối”.
Bài Tống hiệu thư Nguyễn công Bắc Sứ, Nguyễn Bảo viết:
“Nhật biên tạm xuyết tử hà nang
“Túi tía thôi mang cạnh mặt trời
Canh cánh bên lòng niềm tự hào về dân tộc, về Tổ quốc, Nguyễn Bảo làm thơ đề tặng và dặn dò bạn mình trước lúc đi sứ.
Tóm lại, thơ Nguyễn Bảo nổi lên là tình yêu đất nước và in đậm phong cách một con người có hiểu biết rộng rãi, khiêm nhường. Hơn nữa, thơ ông còn tràn đầy không khí lao động của nhà nông. Thật vậy, hãy xem bài Tát phụng canh ngự chế, ta thấy rõ đặc điểm trên:
“Nam mẫu tảo thân thuần nghị lực
“Thửa ruộng phía Nam, sớm đa dốc sức cày cấy.
Lê Hiến Tông mất năm 1504, năm 1502 Nguyễn Bảo còn làm việc trong triều với chức Thượng thư bộ Lễ. Cuối đời, vua Lê Hiến Tông thường đi thăm, dạo chơi khắp các nơi trong đất nước, nhất là những nơi có dấu vết của vua cha. Vậy phải chăng, Hiến Tông đã ghé thăm Nguyễn Bảo trong một dịp nào đó khi về An Lão (Thái Bình), năm ấy vào khoảng 1503-1504 chăng?
Sáng tác thơ của Nguyễn Bảo trong giai đoạn này có nhiều bài ca ngợi quê hương, ca ngợi đồng ruộng, thưởng xuân ở thôn Trừng Mại. Cảnh và người của thơ ông vẫn là tâm huyết của con người biết trân trọng, quý mến thành quả lao động từ bàn tay, khối óc nhân dân.
Sau năm 1502, không rõ Nguyễn Bảo còn sống bao lâu nữa, Lê Quý Đôn viết Toàn Việt thi lục có nói sau năm 1501 khoảng vài năm thì ông mất.
Ở làng Phương Lai ngày nay còn một từ đường thờ Nguyễn Bảo. Từ đường dó lẽ mới được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX, nằm giữa địa bàn quây quần của cháu chắt, dân làng. Thẻ mộc bài trong từ đường còn ghi:
“Tứ Nhâm Thìn khó, Tiến sĩ xuất thân, Lễ bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đô ngự sử đài, trí sĩ Nguyễn Quý Công, Thụy Châu Khê tiên sinh”.
Ban cho Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn chức Thượng thu bộ Lễ, giữ quyền phụ trách viện Hàn lâm kiêm chức Đô ngự sử, trí sĩ Nguyễn Quý Công, thụy Châu Khê tiên sinh và hai câu đối:
“Lạc địa từ đường kim tái xưởng
Và:
“ Văn danh hoạn nghiệp Lê triều sử
Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bảo chúng ta thấy ông đã nêu một tấm gương về người thấy giáo mẫu mực, một người làm quan có lòng yêu nước, thương dân. Và với những thi phẩm còn lại đến nay, ông xứng đáng là một danh nhân văn hóa, có đóng góp cho văn học nước nhà ở nửa sau thế kỉ XV.
(1) Nguyễn Trực là con một quan chức nổi tiếng thời Lê- người học trò xuất sắc trước đây do Nguyễn Trãi tuyển chọn, thông minh, tài trí ngay từ khi còn bé. Ông đỗ trạng nguyên năm 1442 (trước Nguyễn Bảo 30 năm).
(2) Tích này nói đến việc vua Đường Thái Tông đã từng tin dùng một quan chức trong triều là Ngụy Trưng. Khi Ngụy Trưng chết, vua tự mình làm văn bia trước mộ. Sau một thời gian, vì nghe lời dèm pha, xiểm nịnh, vua sai người đánh đổ bia đi. Khi đưa quân đi đánh Triều Tiên mãi không thắng, vua mới ân hận mà rằng: “Nếu Ngụy Trưng còn sống, không để trẫm có việc thân chinh này”. Vua sai người lập lại bia ở chỗ cũ đã bị đánh đổ.
(3) Hội tao đàn lập năm 1495, gồm 28 người do Lê Thánh Tông làm Tao đàn nguyên súy. Các tài liệu hiện có không thấy chép tên Nguyễn Bảo trong hội.
(4) Lê Hiến Tông ở ngôi 7 năm (1497-1504) chỉ có một niên hiệu là Cảnh Thống.
(5) Về việc này, trong Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn cho là năm Cảnh Thống thứ IV (1501), Đại Việt thông sử ghi năm 1500 (Cảnh Thống thứ III), khi soạn bài văn bia này, Nguyễn Bảo ghi rõ là năm Cảnh Thống thứ II (1499).