Mai Thúc Loan, quê ở Mai Phụ, một làng chuyên làm muối ở miền ven biển Thạch Hà (có sách nói quê ông ở Thiên Lộc), tỉnh Hà Tĩnh. Sau, gia đình dời lên nhà lên ở vùng Ngọc Trừng, huyện Sa Nam (nay thuộc huyện Nam Đàn). Gia cảnh nghèo khó, nên ngay từ nhỏ Mai Thúc Loan đã phải làm đủ việc, từ kiếm củi, đi ở cho nhà giầu, chăn trâu, cắt cỏ, cày ruộng để kiếm sống nên da lúc nào cũng đen nhẻm. Bù lại, Mai Thúc Loan có khỏe và thông minh hơn người. Vùng quê Mai Thúc Loan, cụ thể là trên sườn dãy núi Đại Huệ có giống vải ngon nổi tiếng. Viên quan nhà Đường đô hộ Hoan Châu biết rõ vua quan nhà Đường, đặc biệt ái khanh của vua là Dương Quý Phi rất ưa thích vải này. Chuyện truyền rằng, mỗi khi mùa vải chín, ngắm trời phương Nam, khi ngựa đưa vải tiến dâng vua về đến Tràng An, Dương Quý Phi nhoẻn miệng cười. Đỗ Mục, nhà thơ nổi tiếng đời Vãn Đường đã viết:
Nhất kỵ hồng trần Phi tử tiếu
Từ đó, người ta đặt cho vải này cái tên là Phi tử tiếu (Nàng Phi cười).
Mỗi năm đến mùa vải chín, nhiều thanh niên trai tráng trong vùng, phải đi phu gánh vải vượt đường xa hàng vạn dặm sang Trung Quốc cống vua Đường. Đường dài, phải trèo đèo, vượt núi, khí hậu phương Bắc khắc nghiệt, tai ương chướng khí vô cùng vất vả, lại liên tục bị đòn roi của lính áp tải nhà Đường đánh đập, nên nhiều người đã phải bỏ mạng trên đường đi hoặc làm ma bơ vơ trên đất khách quê người. Ở Nghệ An, còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường, vạch rõ nỗi thống khổ của nhân dân bị quan quân nhà Đường về làng đánh đập, vơ vét tơ lụa, tiền thóc, bắt dân nộp cống vải, bắt phu:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Vốn là người có chí lớn, căm thù bọn quan quân nhà Đường bạo người, quyết rửa nỗi nhục, đánh đuổi quân xâm lược, vào năm 722, nhân một lần bị quan Thứ sử là Quang Sở Khách bắt đi phu gánh vải tiến cống sang Trung Quốc, Mai Thúc Loan đã cùng những phu đi gánh v ải chống cự, giết chết quan quân nhà Đường, rồi hô hào những người dân phu không đi gánh vải nộp cống cho chính quyền nhà Đường. Được mọi người tín nhiệm hưởng ứng, Mai Thúc Loan hô hào nghĩa sỹ cả nước đứng dậy khởi nghĩa đánh đuổi bọn ngoại bang tàn bạo. Ông dựa vào vùng núi Sa Nam (thuộc huyện Nam Đàn ngày nay) có địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chống giặc. Đấy là vùng rừng núi rậm rạp, nằm cạnh sông Lam, rất tiện cho tiến công, phòng thủ nếu bị giặc tấn công. Ông lấy núi Vệ Sơn làm nơi đóng đại bản doanh của nghĩa quân. Ông cho đắp thành Vạn An, thành lũy vững chắc dài hơn nghìn mét, lưng tựa vào Rú Đụn (núi Hùng Sơn), phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí. Dọc sông Lam có đồn lũy, phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng cạnh sườn, chung quanh núi, sông Lam vây bọc như con hào thiên nhiên. Bao quanh khu rừng núi trung tâm Vệ Sơn, nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biều Sơn cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái sơn cạnh thành Van An là đồn lũy tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo thủy, bộ. Cùng với việc xây dựng căn cứ địa, thành lũy vững chắc, Mai Thúc Loan cho truyền hịch cứu nước, kêu gọi nhân dân dứng lên đánh đuổi quân đô hộ đi khắp vùng Hoan – Diễn. Người yêu nước khắp nơi theo về ngày càng đông, đặc biệt là tù trưởng và nhân dân các dân tộc miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khí thế nghĩa quân mỗi ngày một dâng cao, đánh đến đâu, thắng đến đó. Quân nhà Đường bị bất ngờ, không kịp chống đỡ, phải thúc thủ lui binh về giữ Hợp Phố. Theo sử sách Trung Quốc và truyền thuyết của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, mùa hè năm Quý Sửu (năm 731) Mai Thúc Loan bắt đầu ra quân đánh địch và thu phục ngay được châu Hoan (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay). Sau đó, tại thành Vạn An, Mai Thúc Loan lên ngôi Hoàng đế, được tôn sùng là Mai Đại Đế (tức ông vua lớn họ Mai), còn dân gian gọi ông là Mai Hắc Đế (ông Vua đen họ Mai). Sau này, sử sách ghi ông là Mai Hắc Đế.
Sau khi lên ngôi, Mai Hắc Đế đã cho người đi các châu huyện báo tin thắng trận và kêu gọi nhân dân 32 châu trong cả nước cùng nổi dậy phối hợp chiến đấu. Tinh thần đại đoàn kết của ông được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Người người ở 32 châu quận ún ùn kéo về dưới ngọn cờ của Mai Hắc Đế để cùng đánh giặc. Sử Trung Quốc ghi chép rằng : “Mai Thúc Loan đã dấy quân 32 châu” để đánh chúng. (trích lại Nguyễn Lương Bích – Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước – Nxb Quân đội nhân dân, 2000, trang 17).
Về đối ngoại, Mai Hắc Đế đã tiến hành vận động liên minh quân sự với một số nước thuộc Đong Nam Á ngày nay để cùng đánh giặc bành trướng. Sách Lịch sử Việt Nam (Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, trang 129) cho biết: “Mai Hắc Đế còn liên kết với các nước Chăm pa ở phía Nam và Chân Lạp ở phí Tây đặng có thêm lực lượng chống nhà Đường”. Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Lương Bích trong Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Nxb Quân đội nhân dân, 2000, trang 17, 18) viết: “Sử Trung Quốc ghi rằng ông (Mai Thúc Loan – NMS) đã liên minh được với các nước Lâm ấp, Chân Lạp (tức Campuchia ngày nay) và Kim Lân (tức Malaixia ngày nay). Truyền thuyết của ta kể lại cụ thể: Mai Đại Đế khởi nghĩa năm Quý Sửu (713) thì năm sau là năm Giáp Dần (714), cử một tướng là Tiết Anh làm Lâm Ấp thông vấn sứ và một tướng là Hoắc Đam làm Chân Lạp cáo dự sứ. Hai tướng chính thức đi sứ sang hai nước Lâm Ấp, Chân Lạp để thông báo chiến thắng và đề nghị hai nước liên minh quân sự cùng đánh giặc. Với hai nước láng giềng phía Nam này thì ngay từ khi chuẩn bị khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã cho một tướng là Ba Đội Hầu sang liên hệ. Hai nước Chân Lạp và Lâm Ấp đều nhiệt liệt hưởng ứng liên minh. Vua Chân Lạp là Hồ A Khiêm cho tướng Tham Ninh Na và vua Lâm Ấp là Phạm Hồ Dĩnh cho tướng Chư Hương An thống lĩnh quân đội, mỗi nước 10 vạn người sang Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ đại nghĩa của Đại đế Mai Thúc Loan”.
Sau khi tập hợp được quân dân của 32 châu và quân đội của hai nước láng giềng, lực lượng quân sự của Mai Hắc Đế rất mạnh, sử nhà Đường ghi có khoảng 40 vạn người. Mai Hắc Đế chỉ huy đại quân tiến ra Bắc, tấn công phủ thành Tống Bình (thuộc Hà Nội ngày nay). Trước ngọn lửa căm thù ngút trời và sức mạnh như vũ bão của nghĩa quân, bè lũ đô hộ Quang Sở Khách không chống cự nổi, phải bỏ thành chạy tháo thân về nước. Đất nước được hoàn toàn giải phóng.
Để trả thù và khôi phục bộ máy đô hộ, nhà Đường điều viên tướng giỏi là Dương Tư Húc đem 10 vạn quân viễn chinh cùng Quang Sở Khách sang đánh Mai Hắc Đế để bình định cõi Nam. Đó là cuối năm Nhâm Tuất (722). Mai Hắc Đế đem binh trấn giữ những nơi hiểm yếu để chặn đánh quân Đường. Song trước sức thiện chiến của kẻ địch, quân của Mai Hắc Đế không cầm cự được, lần lượt bị chúng đẩy lui khỏi Bắc Bộ, các huyện ven biển thuộc Thái Bình, Nam Định. Mai Hắc Đế và nghĩa quân dần co cụm về thành Vạn An. Dương Tử Húc cho bao vây thành Vạn An thành tầng tầng lớp lớp trong nhiều tháng. Quân Mai Hắc Đế dần cạn lương. Đúng lúc nguy cấp đó, Mai Hắc Đế lâm trọng bệnh. Biết khó qua khỏi, ông truyền ngôi cho con là Mai Thúc Huy, hiệu là Mai Thiếu Đế. Mai Thúc Huy tổ chức lực lượng phá vòng vây giặc, đưa thân phụ và quan quân rút về căn cứ Hùng Sơn. Tại đây, ngày 16 tháng 9 năm Quý Hợi (723), Mai Hắc Đế đã trút hơi thở cuối cùng. Dương Tử Húc huy động tổng lực tấn công căn cứ Hùng Sơn. Mai Thúc Huy cùng nghĩa quân mở cổng thành quyết sống mái với địch. Do quân giặc quá mạnh, Mai Thúc Huy và nghĩa quân đã anh dũng hy sinh đến người cuối cùng. Dương Tử Húc cho quân san phẳng hai thành Vạn An và Hùng Sơn, rồi rút về Tống Bình.
Sau khi Mai Hắc Đế qua đời, nhân dân đã lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Trong đền hiện vẫn còn một bài thơ chữ Hán ca tụng công đức Mai Hắc Đế, như sau (dịch):
Hùng cứ châu Hoan đất một vùng
Trước nguy cơ bị một nước lớn thôn tính, ciệc các nước nhỏ liên thủ chống lại là một thực tế từng diễn ra rất nhiều lần trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, và được công nhận là một kế sách trong Binh pháp Tôn Tử. Liệu Mai Thúc Loan có áp dụng Binh pháp Tôn Tử để đưa ra sách lược trên hay không, còn phải tìm tư liệu trả lời. Song, nhìn lại lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc đến Mai Thúc Loan, việc liên minh với các nước láng giềng để tăng cường sức mạnh giải phóng đất nước thành công là việc làm mới, một sách lược vô cùng đúng đắn của ông. Với việc một số nước láng giếng phía Nam và phía Tây nước ta đồng ý đem quân đội sang giúp Mai Thúc Loan đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường ngoài ý nghĩa là sự thức tỉnh của lương tri trước cuộc đấu tranh chính nghĩa của Mai Thúc Loan lật đổ ách đô hộ phi lý và những hành vi tàn bạo của nhà Đường, còn cho thấy sự sáng suốt của các dân tộc này trước âm mưu bành trướng của phong kiến phương Bắc. Giúp Việt Nam tức là tự cứu mình nếu không muốn trở thành miếng mồi tiếp theo của quân bành trướng nếu chúng xâm chiếm được Việt Nam. Bởi, Việt Nam có vị thế Địa – Chính trị, Địa – Quân sự vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á. Hàng nghìn năm qua, Việt Nam đã đánh thắng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến Trung Quốc, giữ vững được độc lập dân tộc, đã trở thành một cái nút chặn không thể vượt qua, tránh cho cả Đông Nam Á khỏi bị Hán hóa.
Cuộc đời Mai Hắc Đế thật ngắn ngủi. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo tuy giành được những thắng lợi to lớn, làm rung chuyển cả bộ máy đô hộ của ngoại bang, cuối cùng đã bị kẻ địch dập tắt. Song, ông đã để lại cho hậu thế một bài học lớn trong việc liên thủ giữa các nước Đông Nam Á để chống lại kẻ thù lớn là bọn bành trướng phương Bắc. Bài học đó hiện vẫn còn nguyên giá trị không chỉ đối với nước ta mà cả đối với các nước Đông Nam Á khác trong bối cảnh Trung Quốc đang trắng trợn và ngỗ ngược thực thi chính sách phi lý ở Biển Đông hòng xâm lược, chiếm đoạt nguồn tài nguyên trên thềm lục địa của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Đoàn kết, sát cánh cùng với Việt Nam trong cuộc chiến chống quân bành trướng ở Biển Đông là sự lựa chọn thông minh, là con đường tất yếu để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của các dân tộc khác ở Đông Nam Á để làm thất bại âm mưu đen tối, tham vọng khôn cùng của Trung Quốc.