Ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch), lễ rước nước từ thượng nguồn sông Lam về Thượng điện Đền vua Mai (thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) thu hút đông đảo người dân tham dự. Đây là hoạt động phần lễ truyền thống mở màn cho Lễ hội Đền vua Mai năm 2024.
Lễ rước nước trong Lễ hội Đền Vua Mai là một nghi lễ tâm linh có từ ngàn xưa, xuất phát từ tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, mang ý niệm khơi trong, gạn đục, tẩy trần, cầu mong một mùa lễ hội viên mãn. Từ đền, đoàn rước nước mang theo nhiều tế khí, trống chiêng bộ hành ra bến Sa Nam. Ảnh: THNĐ
Tại bến Sa Nam, huyện Nam Đàn đã bố trí thuyền được trang trí cờ hoa, sau đó đoàn rước lên thuyền ngược dòng sông Lam đến thượng nguồn lấy nướcNgười được giao nhiệm vụ lấy nước dùng gáo dừa múc nước vào chum sành. Khi nước đã đầy chum, đoàn rước quay về tại bến Sa Nam, tiếp tục rước nước về Đền thờ vua Mai và làm lễ
Đây là Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được huyện Nam Đàn tổ chức hàng năm nhằm ôn lại khí thế hào hùng của cuộc Khởi nghĩa Hoan Châu, đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập vào đầu thế kỷ thứ VIII
Là một phần lễ hết sức quan trọng khởi đầu cho lễ hội đền Vua Mai hàng năm, nghi lễ này trở thành hoạt động lớn, điều thiêng liêng thu hút hàng trăm người tham gia
Nước sau khi được chọn lấy giữa dòng sông Lam sẽ tiếp tục được rước về đền làm lễ khai quang, lau dọn các đồ các đồ tế khí trên bàn thờ Vua Mai
Đến với Lễ hội đền Vua Mai là nẻo về nguồn cội. Bên cạnh không khí truyền thống văn hóa từ xa xưa của cha ông, du khách còn được thưởng ngoạn các hoạt động văn hóa thể thao như đua thuyền, đấu vật, đánh cờ, chọi gà, đu tiên, đu quay, đẩy gậy, thi làm cỗ xôi gà, thi đấu bóng chuyền, cắm trại...
"Khi nào nước sông Pô Kô chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh được Tân Cảnh” – câu nói từng được giới quân sự chính quyền Sài Gòn coi là chân lý phòng thủ. Nhưng rồi, chính từ điểm cao 1015 – Charlie (Sạc Ly), họ đã chứng kiến sự sụp đổ không thể cưỡng lại, mở màn cho chuỗi chiến thắng vang dội của chiến dịch Xuân – Hè 1972.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh (22/6/1970 – 22/6/2025), tối 18/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đặng Thùy Trâm – Sáng mãi ngọn lửa 20”.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển trân trọng gửi tới toàn thể các nhà báo, biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên và cán bộ làm báo trong và ngoài Tạp chí lời chúc mừng nồng nhiệt cùng niềm tri ân sâu sắc nhất.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương. Mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2025, toàn tỉnh đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó có 40.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu du lịch đạt 1.000 tỷ đồng.
Tháng Sáu lại về, mang theo sắc nắng rực rỡ và niềm tự hào dâng trào trong mỗi người làm báo cả nước, khi nền báo chí cách mạng Việt Nam bước sang cột mốc lịch sử tròn 100 năm hình thành và phát triển. Một thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày tờ báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/6/1925 chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho báo chí nước nhà: báo chí cách mạng - báo chí của dân, vì dân, do dân và phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Ngày 18/6, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Thiếu tướng Bun Phong Bút Tha Vông – Cục trưởng Cục Tài chính làm Trưởng đoàn.
Sáng 17/6, Đoàn kiểm tra số 2 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tiến hành kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2.
Ngày 21 tháng 6 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho ra đời tờ báo Thanh Niên, đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo không chỉ là ấn phẩm thông tin mà còn là công cụ cổ vũ, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng. Kể từ đó, ngày 21/6 hàng năm trở thành Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, là dịp để tri ân những người làm báo đã âm thầm, kiên cường và quả cảm dấn thân trong mọi hoàn cảnh vì lý tưởng dân tộc và nhân dân.
Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ góp phần định hình bản sắc riêng cho vùng đất Đan Phượng mà còn làm sống dậy khí phách hào hùng của Tổng Gối xưa. Đây không chỉ là điểm đến văn hóa - lịch sử tiêu biểu, mà còn là không gian kể chuyện của một vùng đất đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn gìn giữ được chiều sâu văn hóa, xứng đáng trở thành trung tâm hiện đại giàu bản sắc ở phía Tây Thủ đô.
Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, ngày 01/6/2025 (nhằm ngày mồng 6 tháng Năm năm Ất Tỵ), chi họ Nguyễn Viết Tính tại thôn Tây Quang Trung, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức lễ khánh thành nhà Từ đường mới – một công trình tâm linh mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa và đạo lý "uống nước nhớ nguồn".