Cướp lộc và đánh nhau: Mặt tối của người Việt?
Tình trạng cướp lộc tại các lễ hội, khoá lễ hay uống rượu rồi gây gổ đánh nhau trong ngày Tết không còn là hiếm ở nước mình.
Nô nức trẩy hội… chẻ đá ở Quảng Trị
Sáng nay, tại một bãi đất trống nằm sát cạnh những lô cao su thẳng tít tắp đối diện với trụ sở UBND xã, chính quyền và nhân dân xã Gio Hòa (H.Gio Linh, Quảng Trị) đã nô nức trẩy hội… chẻ đá.
Khai hội đền Gióng, chiêm ngưỡng voi chiến "khổng lồ"
Sáng nay 2/2, rất đông người đã về dự lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội). Điều đặc sắc ở lễ hội Gióng chính là rước Voi chiến "khổng lồ" của làng Dược Thượng.
Niềm vui những chuyến biển mở đầu
Ngay những ngày đầu năm mới Đinh Dậu, cùng với niềm vui ngày đầu năm, ngư dân miền Trung lại tất bật lấy vật tư “mở biển” trong năm mới với mong ước một năm làm ăn khấm khá hơn, để gia đình giàu lên từ biển.
Cuộc đời gửi ở phía sóng
Đã bao đời, người dân đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn đắm mình với vì cuộc sống mưu sinh. Bất chấp sóng gió, những người ngư dân vẫn miệt mài bám biển vươn khơi khẳng định sức sống và chủ quyền đất nước nơi mênh mông ấy…
Đôi vợ chồng 21 năm âm thầm cứu nạn bên cầu 38
Cầu 38 là cây cầu nằm trên Quốc lộ 14, ranh giới giữa 2 xã Minh Hưng và Đức Liễu (Bù Đăng, Bình Phước). Nơi đây là một trong những điểm đen về tai nạn giao thông. Cũng tại đây, có một cặp vợ chồng ngày đêm vẫn cần mẫn “trực chiến” cứu giúp những người gặp tai nạn giao thông suốt 21 năm qua.
Người đàn ông được mệnh danh là “con mắt của biển”
Câu chuyện cuộc đời của ngư dân Nguyễn Văn Thoại (thường gọi là Ba Thoại, SN 1959, ở thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) có thể coi là một nét chấm phá cho bức tranh về người ngư dân chân chất, nghĩa khí của làng biển Việt Nam.
Ngày mới trên đại ngàn Tây Nguyên
Khi mặt trời chưa ló rạng khỏi những rặng sương mù trên đại ngàn Tây Nguyên, có những khoảnh khắc tuyệt vời của buổi sáng thành phố pleiku buổi sáng sớm nhưng có lẽ cũng không ít người biết được.
“Gửi Tết” nét đẹp truyền thống nơi làng quê
Ở bất kỳ một làng quê nào trên đất nước ta thì tập tục đem lễ vật gửi Tết để cúng ông bà tiên tổ luôn là nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hay “chim có Tổ, người có Tông”… Nước ta là một đất nước phần lớn theo đạo Phật, vì vậy mà tập tục này càng không thể thiếu trong mỗi gia đình trước khi các thành viên sum vầy đón Tết.
Hoa đào trong ký ức người xa quê
Hoa đào trong ký ức người xa quê thật trong trẻo, êm đềm, gợi bâng khuâng, xao xuyến, cứ chập chờn như thực như mơ, lúc xa lúc gần. Hoa đào là vẻ đẹp của đất Bắc nhiều sương gió, lạnh lùng.
Nghề săn kiến vàng kiếm tiền triệu ở Gia Lai
Có một công việc vô cùng đặc biệt, mà cũng không kém phần vất vả, hiểm nguy mà nhiều người phụ nữ ở Krong Pa (Gia Lai) mùa này đang làm, ấy là việc đi săn kiến vàng làm đặc sản. Ngày ngày họ chui rúc trong rừng, chấp nhận những vết thương của kiến cắn để lấ được tổ kiến mang về. Đôi khi còn có nhiều mối nguy khác từ rắn rết, thú rừng tấn công. Nhưng họ vẫn chấp nhận để kiếm tiền.
Tết xưa trong lòng học sinh thời công nghệ
Với sự phát triển của cuộc sống hiện nay, công nghệ dường như đã “cướp” đi nhiều giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc với thế hệ học sinh ngày nay quên đi nhiều giá trị truyền thống của Tết xưa.
Thư pháp Thiện nguyện - nét đẹp ngày xuân
Với mục tiêu gây quỹ mua gạo, quần áo, bánh mứt… dành tặng các cụ già neo đơn, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán, nhóm Thiện nguyện Cà Mau đã chọn hoạt động viết thư pháp.
Đổ xô lên bãi rác kiếm “lộc trời” về tiêu Tết
Những ngày cuối năm, trong khi mọi nhà đều tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết thì cũng là lúc, lượng người đổ xô về bãi rác Đồng Nà (Quảng Ngãi) tăng đột biến. Đối với họ, thời gian này là cơ hội để tìm kiếm chút “lộc tết” từ những món đồ người dân bỏ đi, giúp cho gia đình được một cái Tết kha khá. Những ai may mắn nhặt được “lộc” lớn thì có thể đổi đời, dứt hẳn khỏi cái nghề cơ cực nhưng bèo bọt này.