Sóc Trăng: Bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVTQG Nghệ thuật trình diễn dân gian "Múa Rom Vong" của người Khmer
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối hạ lưu sông Hậu, cùng với những đặc trưng chung của vùng đất Nam Bộ về tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, Sóc Trăng vẫn có những đặc điểm riêng về văn hóa lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng và các loại hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao truyền thống của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, cộng đồng người Khmer được xem là chủ thể của nhiều di sản văn hóa bản địa.
Thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn giá trị DSVHPVT Quốc gia Nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã có báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2022.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam
Sáng 19/11, UBND Quận 1 phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thành phố tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam tại Đường Sách TPHCM, nhằm giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ý nghĩa và tầm quan trọng của Sắc lệnh số 65 của Chủ tích Hồ Chí Minh về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam và Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg ngày 24/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Long An: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, đầu tư bảo tồn và khai thác cho từng điểm đến
Trên địa bàn tỉnh Long An tính đến nay có 123 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 21 di tích quốc gia và 102 di tích cấp tỉnh. Từ năm 1989 - 2017, tất cả các di tích và 01 công trình văn hóa do tỉnh quản lý. Ngày 11/01/2017, thực hiện Quyết định số 90/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đa số các di tích được phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý, còn lại 5 di tích quốc gia và 1 công trình văn hóa do tỉnh quản lý.
Trà Vinh quan tâm chăm lo đời sống vật chất, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer, với hơn 390.000 người, chiếm trên 31% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Sóc Trăng: Quảng bá văn hóa truyền thống địa phương và xúc tiến các sản phẩm du lịch của đồng bào Khmer Nam bộ
Tại Khu Đô thị 5A, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng), diễn ra hoạt động trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương và xúc tiến các sản phẩm du lịch của đồng bào Khmer Nam bộ.
Ngày Hội VHTTDL đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XIV năm 2022 nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XIV năm 2022 nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Khmer và giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch.
Nghệ thuật nhạc trống lớn: "Báu vật" tinh thần của người Khmer ở Cà Mau
Nghệ thuật nhạc trống lớn (Plêng Skôr Thum) ra đời, tồn tại và trao truyền hơn 100 năm qua ở vùng đất Cà Mau. Người Khmer ở Cà Mau luôn tin rằng, âm nhạc chính là linh hồn của họ. Họ xem nhạc trống lớn như “báu vật” không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần cần được gìn giữ, phát huy.
Trình diễn Thả đèn nước và ghe Cà Hâu: Không gian nghệ thuật ấn tượng, khó quên tại Sóc Trăng
Trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022, từ ngày 6 – 8/11, trên sông Maspero – đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôiprotip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu, thu hút hàng ngàn người đến tham quan, chiêm ngưỡng.
"Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” - chủ đề Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII
“Bảo tồn, phát huy bản sắc bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam bộ; Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” là chủ đề Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII và Ngày hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022 đã khai mạc tối 6/11 tại Sóc Trăng và sẽ kết thúc ngày 8/11...
Kiên Giang rộn ràng công tác chuẩn bị cho Lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Khmer
Nhằm chuẩn bị tốt cho kế hoạch tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII năm 2022 từ ngày 06 đến ngày 08/11/2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng, tối ngày 2/11/2022, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang tổ chức phúc khảo Chương trình ca múa nhạc, trình diễn trang phục và sân khấu hóa lễ hội Ok-Om-Boc.
Nhận diện đặc điểm nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ ro (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Cộng đồng dân tộc Chơ Ro trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, thị xã Phú Mỹ và một số ít tại thành phố Bà Rịa. Từ bao đời nay, trong tất cả các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, người Chơ Ro vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian, diễn xướng dân gian.
Sóc Trăng: Sẵn sàng cho ngày Hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ
Ngày 21/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng họp báo cung cấp thông tin về Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Ooc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu viẹc ĐBSCL lầm thứ V năm 2022.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ: Tích cực chuẩn bị cho mùa đua ghe Ngo
Lễ hội đua ghe Ngo không chỉ là hoạt động thể thao, thể hiện tính cộng đồng, mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt với đồng bào Khmer. Lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là tin vui đối với đồng bào Khmer, tạo động lực để bà con tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc.