Đền tháp Chămpa tại Thánh địa Mỹ Sơn - vẻ đẹp kỳ ảo và độc đáo giữa rừng thiêng
Khi đặt chân đến quần thể đền tháp Chămpa tại Thánh địa Mỹ Sơn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ ảo và độc đáo giữa rừng thiêng. Khu Quần thể đền tháp Mỹ Sơn còn gọi là Khu “Di sản Văn hóa Mỹ Sơn”, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây và cách Đà Nẵng 70 km về phía Tây Nam. Nơi đây từng là trung tâm tôn giáo của vương quốc Chămpa trong suốt hơn 10 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến cuối thế kỷ XV) và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1999.
Vận động 70 tỷ đồng xây dựng Khu lưu niệm cố soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu
Ngày 8/6, tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (Quận 1, TPHCM), UBND tỉnh Trà Vinh - Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu tổ chức chương trình phát động gây quỹ. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Thanh Bình - Trưởng Ban vận động - kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ sĩ và các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ kinh phí xây dựng công trình này.
Bình Dương: Bảo đảm tiến độ triển khai các hoạt động tại Lễ hội “Mùa trái chín” năm 2024
Ngày 05/6, ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì họp Thường trực Ban tổ chức Lễ hội “Mùa trái chín” năm 2024 nghe báo cáo tiến độ chuẩn bị lễ hội.
Bình Định: Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số giai đoạn 2024 - 2025
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về việc kiểm kê di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tiêu biểu (Bana, Chăm H’roi, H’re) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.
Quảng Bình: Nhiều hạng mục công trình Miếu Bà xuống cấp nghiêm trọng cần được nâng cấp, sửa chữa
Miếu Bà – Tam Thượng Linh Từ, ngôi miếu thiêng hàng trăm năm tuổi (làng Bàu, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), là di tích lịch sử văn hóa tâm linh, hiện nay đã có nhiều hạng mục xuống cấp cần sự chung tay góp sức của các mạnh thường quân, quý phật tử cùng bà con nhân dân để khắc phục, sửa chữa.
Quảng Nam: xem xét kiến nghị về dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ
Ngày 30/5, UBND tỉnh có văn bản về dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ (Núi Thành).
Ninh Thuận: Phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia thuộc di sản văn hóa Chăm
Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là vùng đất lưu giữ những dấu ấn "vàng son" của nền văn hóa Chăm, với hệ thống các đền tháp cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc và phong tục tập quán mang đậm bản sắc.
Sóc Trăng: Khảo sát xây dựng Đề án đầu tư một số điểm chùa trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển du lịch
Để phục vụ cho phát triển du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khảo sát thực tế các điểm chùa để thu thập thông tin xây dựng Đề án đầu tư một số điểm chùa trên địa bàn tỉnh.
Khám phá di sản văn hóa các nước tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Trong hai ngày 1 và 2/06, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chương trình "Vui khám phá di sản các nước" với nhiều hoạt động hấp dẫn, bổ ích dành cho các em thiếu nhi.
Du lịch Cửa Lò: Khởi nguồn từ di sản văn hóa (Kỳ II)
Không chỉ được đắp bồi bởi di sản văn hóa vật thể, miền biển Cửa Lò cũng được “ấp iu”, “nồng đượm” bởi những giá trị phi vật thể. Lễ hội đền Yên Lương (Phường Nghi Thủy) là một di sản sống, một giá trị sống vốn dĩ đã trường tồn song hành với du lịch Cửa Lò.
Đồng thầy Trần Thị Hoài: "Mong muốn được góp sức nhỏ bé trong việc bảo tồn và nối nghiệp đạo Mẫu cổ xưa"
Đồng thầy Trần Thị Hoài sinh ra và lớn lên ở xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nơi hội tụ lan tỏa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Từ khi còn trẻ, cô đã được tiếp xúc và tìm hiểu về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Nghệ nhân Nhân dân Bùi Quốc Thi: "Muốn trở thành cung văn, phải có năng khiếu và được truyền dạy bài bản"
Cung văn phải là một người tay đàn miệng hát, hoặc tay gõ miệng hát, tức là phải biết sử dụng nhạc cụ đi kèm như đàn nguyệt, hay trống phách... Nếu chỉ cầm mic lên và hát thì gọi là hát văn chứ không phải cung văn.
Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn lần đầu được định danh số
Những cổ vật triều Nguyễn đầu tiên được định danh số đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác số hoá, lưu giữ, phát huy giá trị cổ vật nói riêng và di sản của triều Nguyễn, văn hóa Huế nói chung.
Đại đức Thích Pháp Hoà: “Lễ Phật đản hàm chứa tính nhân văn sâu sắc”
Sự kiện Phật đản đã khép lại, trong sự hoan hỷ của muôn triệu trái tim của “người con Phật” trên khắp thế giới. Dù vậy, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và hiểu hết được ý nghĩa cao đẹp của ngày lễ này.