Cuộc gặp kỳ diệu của hai linh hồn “sống” sau 40 năm xa cách
Hơn 40 năm qua, họ đã lập ban thờ “thờ cúng” lẫn nhau, cầu mong cho linh hồn người đã mất được siêu thoát. Ấy vậy mà, vào một ngày của tháng “cô hồn”, trong lần cơ duyên diệu kỳ hai linh hồn “sống” đó được gặp nhau. Chuyện thật như một câu chuyện cổ tích đã làm xôn xao cả một vùng quê xã Đại Chánh (Đại Lộc, Quảng Nam) trong niềm vui khôn xiết, mừng rỡ của những người chứng kiến.
Phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa
Việt Nam là quốc gia có các nguồn lực văn hóa dồi dào và nếu được khai thác, phát huy hợp lý sẽ trở thành sức mạnh bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước. Dưới góc nhìn khoa học, các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo “Các nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững - Lý luận, thực tiễn và các giải pháp chính sách” - diễn ra trung tuần tháng 12, đã phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực văn hóa, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
<br>
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Sơn La
Nhiều đời nay, người Thái vẫn coi thêu thùa, dệt vải là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo của người con gái.
Tác động của nguồn lực văn hóa tới phát triển kinh tế ở làng Mông Phụ
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự tồn tại của một ngôi làng cổ thuần Việt là rất hiếm hoi, trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo. Từng yếu tố cấu thành ngôi làng như cảnh quan, kiến trúc, di tích, phong tục tập quán… đều trở thành những sản phẩm văn hóa đặc sắc, có khả năng phát triển kinh tế du lịch.
Lệ Thủy: Khắc phục tình trạng rau màu ngập úng
Mưa dầm kéo dài trong thời gian qua, kèm theo nước ở thượng nguồn tràn về đã ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng của huyện Lệ Thủy. Hàng trăm ha rau màu bị ngập úng và hư hại, đặc biệt là các loại rau vụ đông-xuân và hoa cung cấp thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương và các hộ gia đình đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Tân Hương: Phá bỏ vườn tạp, tập trung phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, vườn tạp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân xã Tân Hương (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác.
Những “bông hồng” chẻ đá ở làng Phú Thượng
Cái nghề vốn lâu nay chỉ dành cho “phái mạnh” với gân cơ lực lưỡng, vậy mà nơi đây chính những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” lại là phu chẻ đá chuyên nghiệp hơn 10 năm nay. Ở làng chẻ đá Phú Thượng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) người làm đá hết 80% là phụ nữ và trẻ em.
Ông Chủ tịch UBND huyện tự biên soạn từ điển ngôn ngữ Cơ Tu
Bh’riu Liếc không chỉ được biết đến là ông Chủ tịch UBND huyện đi bộ nhiều nhất nước. Ông còn là người đầu tiên đưa ra yêu cầu bắt buộc phải phổ cập tiếng Cơtu cho cán bộ, công chức người Kinh về đây làm nhiệm vụ. Cũng chính là người Cơtu đầu tiên viết sách về cách học tiếng Cơtu, điều mà trước đây chỉ có các nhà nghiên cứu ngôn ngữ từ miền xuôi lên mới làm được.
Độc đáo lễ cấp sắc của người Dao Tiền
Xa quê đã lâu nhưng người Dao Tiền ở xã Cư Suê, huyện Cư M’gar vẫn giữ gìn và phát huy được những nét đẹp văn hóa truyền thống mà điển hình là lễ cấp sắc.
Giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của người Mông ở Tuyên Quang
Trong cuộc sống hiện đại, không ít nét văn hóa truyền thống của các dân tộc bị mai một. Tuy nhiên, tại thôn vùng cao Khuổi Khít, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) hàng ngày tiếng Khèn, tiếng Sáo và những bài ca dân ca Mông vẫn vang lên.
Xây dựng NTM ở xã Nam Kim: Về đích đúng hẹn nhờ huy động tốt nội lực trong nhân dân
Đến thời điểm này, xã Nam Kim (Nam Đàn, Nghệ An) đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ và người dân tại địa phương để về đích đúng như đã hẹn.
Mứt dừa, món ngon ngày tết
Ở nông thôn, trái dừa là thứ có sẵn của mọi nhà và mứt dừa từ lâu đã trở thành món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Những sợi mứt dừa trắng tinh, dẻo dai, ngọt ngào, béo bùi sẽ làm ngất ngây lòng cho bất cứ ai.
Vĩnh Long đưa hát bội vào sản phẩm du lịch
Sau quá trình ấp ủ nhằm tạo sản phẩm mới cho du lịch Vĩnh Long, hát bội được diễn thử nghiệm cho các đoàn Famtrip; đến tối 18/12/2016 vừa qua, tại đình An Thành (xã An Bình- Long Hồ), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã chính thức tổ chức biểu diễn hát bội truyền thống dân tộc, phục vụ đông đảo du khách quốc tế.
Tin mới nhất về cơn bão số 10 với sức gió giật cấp 13 – 14 trên biển Đông
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3./.