Thăm điểm cực Tây Việt Nam A Pa Chải - Mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc
Cột mốc giao điểm đường biên giới do ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc cùng xây dựng, là mốc đơn cỡ đại, chất liệu bằng đá hoa cương, có ba mặt gắn Quốc huy và Quốc hiệu của ba nước. Mốc cao 2m bao gồm: Chỗ đặt mốc, Thân mốc và Đỉnh mốc (trong đó chỗ đặt mốc cao 0,4m, thân mố cao 1,5m, đỉnh mốc cao 0,1m, rộng 0,6m, sân mốc rộng 36m vuông).
Khám phá Tháp Bánh Ít - Kiệt tác ngàn năm tuổi của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa
Tháp Bánh Ít (Tháp Bạc) - tên gọi của một cụm tháp Chăm được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những quần thể tháp có số lượng nhiều nhất Việt Nam, có giá trị nghệ thuật cao, được xem là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa.
Chùa Vĩnh Nghiêm - tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20
Tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Vĩnh Nghiêm với khuôn viên rộng lớn và kiến trúc đồ sợ thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch và phật tử tới tham quan.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: Nơi tìm hiểu những giai đoạn lịch sử oai hùng
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tại số 28, đường Võ Văn Tần, Quận 3 TPHCM, thành lập vào tháng 9/1975, nằm trong hệ thống bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM).
Gio Linh (Quảng Trị): Độc đáo hệ thống giếng cổ nghìn năm hút khách với loại rau "siêu sạch"
Xã Gio An, huyện Gio Linh (Quảng Trị) là địa phương nổi tiếng có hệ thống giếng cổ đã tồn tại hàng nghìn năm. Ngoài nét độc đáo về mặt kết cấu, lâu nay, đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách bởi loại rau “siêu sạch” được người dân trồng từ chính nguồn nước của các giếng cổ này.
Thơ ngoại giao của Đại Việt thời Trần: Vua Trần Thái Tông tiễn sứ Bắc về nước
Hầu như các vua nước ta ở đời Trần đều tiếp và tiễn đưa các vị sứ thần Bắc Quốc về nước. Mỗi người mỗi hoàn cảnh và đối tượng khác nhau, nhưng đều có dấu ấn để lại qua thơ ca của họ. Vua Thái Tông Trần Cảnh (1218 - 1277) có bài thơ TỐNG BẮC SỨ TRƯƠNG HIỂN KHANH, rất thú vị.
Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục: "Cần phải viết lại Tiểu sử danh sĩ Vương Vụ Thành ở đời Trần"
Sách THƠ VĂN LÝ TRẦN, viết về tiểu sử Vương Vụ Thành, thì chưa biết ông sinh và mất năm nào, quê quán ở đâu. Chỉ biết dưới triều vua Trần Anh Tông (1276 - 1320), Vương Vụ Thành được bổ chức quan Học sĩ.
“Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương" phương pháp khảo cứu lạ, làm nên sức hút văn chương
Mặc dù được tôn vinh là “Bà chúa thơ nôm”, nhưng đã 250 năm kể từ ngày sinh và 200 năm ngày mất của Hồ Xuân Hương, đến nay số công trình nghiên cứu khoa học về sự nghiệp của nữ sĩ rất nhiều, nhưng công trình nghiên cứu khoa học về thân thế của nữ sĩ, lại quá ít và có nhiều giả thiết vênh nhau, chưa tìm được sự đồng thuận vì thế thân thế của nữ sĩ là “Mờ mờ, tỏ tỏ”.
Thanh Hoá: Độc đáo suối cá thần Văn Nho
Tại thôn Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hoá) từ lâu đã có một suối cá thần có vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo.
Chuyện Đình làng An Vĩnh, nơi ghi dấu đội Hoàng Sa xuất quân
Đình làng An Vĩnh nằm tại làng An Vĩnh (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi), có lịch sử lâu đời hàng trăm năm, là nơi đội Hoàng Sa xuất quân lên thuyền ra đảo làm nhiệm vụ. Đình làng này đến nay đã xuống cấp, dần quên lãng.
Phóng sự ảnh: Kiến trúc độc đáo nghệ thuật cụm đình Hương Canh, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc)
Cụm di tích đình Hương Canh gồm các đình Hương Canh, Tiên Canh và Ngọc Canh, thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên được xây dựng vào thời Hậu Lê khoảng cuối thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.
Lệ Giang cổ trấn đẹp nhất Trung Hoa: Sức hút khó cưỡng với những ai đam mê du lịch, khám phá
Lệ Giang cổ trấn, với nét đẹp hài hòa sông, núi và con người, đã khiến bao du khách đắm mình trong khung cảnh nơi đây. Cổ trấn đẹp nhất Trung Hoa sẽ không khiến bạn thất vọng khi trải qua một hành trình vất vả để đến được nơi đây.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa): Đến nơi này mới hiểu hết được sự vĩ đại của di tích lịch sử Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử quốc gia cấp từ năm 1962. Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
"Đạo mẫu" trong văn hoá tín ngưỡng dân gian Huế
Đạo Mẫu là nét văn hóa đặc sắc của người Việt thể hiện vị trí, vai trò cao quý của người phụ nữ, người mẹ (Mẫu) qua mọi thời đại đều được trân trọng.