Bao Chửng đại diện cho những quan lại ngay thẳng, nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Hình tượng bất chấp quyền lực và chính trực của ông khiến dân chúng xưng tụng ông là Bao Thanh Thiên. Kể từ thời Nam Tống, hình ảnh ông đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật khác nhau và cho đến nay vẫn vậy.
Khắc họa Bao Chửng thành công nhất, nổi tiếng nhất phải kể đến bộ phim truyền hình Bao Thanh Thiên (1993) do Đài Loan sản xuất. Bộ 3 diễn viên Kim Siêu Quần (Bao Thanh Thiên), Hà Gia Kính (Triển Chiêu) và Phạm Hồng Hiên (Công Tôn Sách) đã trở thành tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả. Những vụ án kinh điển mà Bao Chửng đã xử cũng được đưa vào phim một cách khéo léo, hấp dẫn.
Không chỉ trong phim, ở ngoài đời, cuộc sống của vị quan này cũng có nhiều điều độc đáo. Khi Bao Chửng qua đời, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Vào ngày an táng ông, 21 chiếc quan tài được khiêng ra từ 7 cổng thành. Chẳng lẽ Bao Chửng cũng giống như bao quý tộc phong kiến, sau khi chết đều sợ bọn mộ tặc? Và 21 quan tài này để gây nhầm lẫn cho mọi người? Sự thật thì không phải vậy, hành động của Bao Chửng đã phản ánh sự vĩ đại của vị quan thanh liêm này.
Vào năm 1062, Bao Chửng đột ngột lâm bệnh và qua đời ngay sau đó. Vì ông đã làm nhiều việc thiết thực cho nhân dân nên được người dân yêu mến. Vào ngày cử hành tang lễ, nhân dân đồng loạt đến tiễn đưa ông lần cuối.
Nhưng hôm đó, những người đưa tiễn ông ra đường đã phát hiện một điều kỳ lạ. Đội tang lễ của Bao Chửng đã khiên 21 quan tài và rời đi qua 7 cổng thành. Điều này khiến người dân hoang mang, quan tài nào thuộc về Bao Chửng? Bằng cách này, người dân đã không thể đưa Bao Chửng đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Thực ra, Bao Chửng không muốn sự ra đi của mình ảnh hưởng đến nhịp sống thường ngày của người khác. Có thể thấy khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn còn nghĩ cho nước, cho dân.
Không những vậy, việc làm này còn mang ý nghĩa phong thủy với nhà họ Bao. Thời cổ đại, người ta tin rằng người quá cố có thể phù hộ độ trì cho con cháu. Việc mộ tổ tiên bị khai quật là diều đại kỵ, cực bất lợi cho sự phát triển của gia đình. Bao Chửng đắc tội với rất nhiều người có thế lực khi còn sống. Những người này có thể đào mộ ông để trả thù. Với nhiều quan tại như vậy, kẻ thù sẽ không thể biết cái nào thực sự mới là của ông.
Cuối cùng, sau khi quan tài thật của Bao Chửng được chôn cất, 20 chiếc còn lại được lấy về, trao cho những người dân thường có hoàn cảnh khó khăn. Ngày xưa, việc tặng quan tài không phải xấu, nó còn mang ý nghĩa của "sự thăng tiến và phú quý".
Ngoài ra, giá quan tài ngày xưa không hề rẻ, nên chúng ta thường nghe người ta nói đến việc tiết kiệm tiền để mua áo quan cho mình. Có thể nói Bao Chửng đã đặt dân trong lòng cho đến khi chết. Ông đã làm mọi cách để giúp đỡ những người dân nghèo cho đến giây phút cuối đời.
Sau khi một số kẻ trộm mộ nhìn thấy điều này, họ đã lập ra một quy định đó là không bao giờ cướp mộ Bao Chửng. Đây là sự kính trọng mà những mộ tặc dành cho vị quan chính trực, cả đời phục vụ nhân dân. Việc trộm mộ Bao Chửng chắc chắn sẽ bị mọi người lên án.
Sau khi nhà Tống diệt vong, quân Tấn tiến hành tìm kiếm mộ Bao Chửng nhưng không có kết quả. Phải đến năm 1973, mộ Bao Chửng mới được phát hiện. Sau khi được các chuyên gia khảo cổ khai quật, nó càng phản ánh con người thật của vị quan thanh liêm này.
Bên trong mộ có rất đồ an táng, điều này trái ngược với những quan chức cao cấp khác đương thời. Tất cả những điều này phản ánh tính cách trong sạch, lượng thiện của Bao Thanh Thiên.