Điểm danh những món ăn khó cưỡng đậm chất xứ Nghệ không thể bỏ qua
Nhắc đến Nghệ An khiến người ta nghĩ ngay đến Nam Đàn quê Bác, nghĩ đến bãi biển Cửa Lò, nghĩ đến những người dân chân chất thật thà giọng nằng nặng mô tê răng rứa, những nụ cười hồn hậu. Có lẽ bởi thế nên du lịch Nghệ An luôn luôn có sức hấp dẫn đối với du khách thập phương. Và đương nhiên đến với mảnh đất miền Trung này chúng ta cũng không thể bỏ qua những món ngon khó cưỡng đậm chất xứ Nghệ.
Cuốn sách ảnh “Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội”: Tư liệu quý về Thủ đô ngàn năm Văn hiến - Anh hùng
Nhà xuất bản Dân Trí vừa xuất bản cuốn “Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội”, tư liệu hữu ích giới thiệu những nét đẹp lắng động về nông thôn mới Hà Nội nói riêng, Đất và Người Hà Nội nói chung còn mãi với thời gian. Đây là món quà giàu ý nghĩa, trân trọng dành tặng tất cả những ai yêu Hà Nội và luôn dành tình cảm, sự quan tâm, đồng hành dõi theo mỗi bước phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng!
Lễ hội Ná Nhèm: Trai tráng đội mưa rước "của quý" 1,3 m ở lễ hội độc đáo ở miền Bắc
"Của quý" dài 1,3 m, nặng khoảng 60 kg được 4 thanh niên to khỏe đưa rước trong lễ hội Ná Nhèm (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) - một trong những lễ hội độc đáo ở miền Bắc.
Quỳnh Đôi - Mảnh đất địa linh nhân kiệt ở địa đầu xứ Nghệ
Quỳnh Đôi tôi nói đến đây là làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xưa kia là vùng đất có nhiều bãi hoang, cỏ dại gần con sông Mai hay còn gọi là sông Mõ. Có các cửa biển là: Cửa Cờn (Của Càn, nay có đền Cờn) cửa Quèn (cửa Quyền) cửa Thơi (cửa Thai).
Hà Nội, có một cây cầu và dòng sông
Hà Nội trong tôi không chỉ có Hồ Gươm lung linh như một lẵng hoa xinh tươi giữa lòng thủ đô; không chỉ có Hoàng thành cổ kính, uy nghi lưu dấu tích một thủa vàng son của các vương triều phong kiến; không chỉ có “mây trắng” bồng bềnh chốn núi Tổ linh thiêng; không chỉ có mái đình, mái chùa cổ kính với những đầu đao cong vút giữa thiên thanh dọc bên các triền đê hay bên những bờ đầm, bờ hồ mênh mông sóng nước … mà còn có một cây cầu bằng thép nhưng rất mềm mại từng được mệnh danh là “chứng nhân lịch sử” uốn lượn, uyển chuyển tựa như rồng bay ngang qua dòng sông đỏ nặng phù sa: cầu Long Biên.
Bánh nếp - Nét văn hoá phổ thông trong khu vực Đông Á
Trong văn hóa Việt Nam, các loại bánh làm từ nếp vốn đã rất quen thuộc. Trong đó, nổi bật là bánh chưng và bánh tét, ngoài ra còn có nhiều loại bánh khác hết sức đa dạng. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng, thực ra bánh nếp là một nét văn hóa phổ đồng trong khu vực Đông Á, với những loại bánh khá gần gũi nhau.
Hoa tím Truông Bồn
Trong tiết trời oi ả mùa hạ đất miền Trung, nắng cháy da, gió Lào táp mặt, anh Nguyễn Viết Mạo quê xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, công tác tại Vụ Thi đua Khen thưởng Văn phòng Chính phủ mời mấy người bạn thân về thăm Truông Bồn. Từ xa, phía sau tượng đài cao vút, tên tuổi những người ngã xuống và khói hương trầm mặc, là những chùm hoa mua nở tím lặng lẽ trong gió chiều trên đất mẹ Mỹ Sơn trơ cằn sỏi đá…
Vãn cảnh “Rừng Na Uy” ở xứ Thanh
Quần thể danh thắng Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc là một vùng danh thắng mang vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn, chả vì thế mà du khách ví nơi đây là một “Tràng An”, “Rừng Na Uy” hay “Châu Âu” thu nhỏ ở xứ Thanh.
Người Thái Nghệ An cúng cổ thụ trong ngày 12 tháng 9 âm lịch
Vào 12 tháng 9 Âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lại lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa mang bội thu.
“Nhớ quắt quay nồi thịt đông của nội” - Tản văn của Nguyễn Thắm
Khi từng cơn gió bấc vờn trên những ngọn tre bao quanh làng, gió mùa choàng mình trên cánh đồng hoang hoải còn trơ gốc rạ khô queo, mục nát sau vụ gặt. Gã đông đã đến, những chiếc lá cuối cùng rụng rơi xoay xoay trong cái lạnh tái tê, để lại cây cối trong vườn trơ những cành khẳng khiu để chắt chiu nhựa sống cho mùa sau.
Lễ tôn vinh múa xòe trên “đất tổ” người Thái
Ngày 24/09/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) sẽ diễn ra lễ đón nhận và vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vùng đất còn có tên gọi Mường Lò được cho là “đất tổ” của người Thái Tây Bắc.
Hoài niệm về sông quê
Đã có nhiều bài viết chan chứa cảm xúc về con sông quê hương, dòng sông yêu thương mà lũ chúng tôi - những kẻ xa quê, mỗi lần hẹn gặp lại vẫn thường dành cho sông những chút vui buồn, kỷ niệm của một thời rất xa. Nay con sông ấy vẫn cần mẫn thao thiết chảy vào nỗi nhớ khôn nguôi. Và mỗi lần nhắc lại tôi thấy bồi hồi da diết…
Giữ hồn… trò Xuân Phả
Bao đời nay, người làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vẫn tự hào nơi mình sinh sống còn lưu giữ trò Xuân Phả - một trò diễn độc đáo có từ thời Đinh…
Về miền du lịch tâm linh
Chúng ta quen với Cửa Lò (Nghệ An) bởi bờ cát trắng phau, nhấp nhô dải sóng biếc, hay những nụ cười nồng hậu của ngư dân quanh năm nếm cái mặn mòi của biển... Nhưng, có một Cửa Lò rất khác, phải bóc bao lần lá, ẩn sau tiếng rì rào của biển cả là miền văn hóa tâm linh. Những tưởng lạc vào đó, người lữ khách sẽ có cảm tưởng như mình đang sống ở xã hội nhiều thế kỷ trước.